Sđtbanner leftChat zaloMessengerBanner topbanner-uudai
Hỏi bác sĩHotline

7 bệnh xã hội thường gặp nhất hiện nay và triệu chứng

May 28, 2020
Bệnh xã hội

Không phải ai cũng biết đến bệnh xã hội là gì, các bệnh xã hội thường gặp ở nam, nữ giới và triệu chứng của các căn bệnh này có biểu hiện như thế nào? Hay đâu là bệnh xã hội nguy hiểm nhất hiện nay... Đây là những câu hỏi nhận được sự quan tâm lớn của rất nhiều người. Những năm trở lại đây, bệnh xã hội đã trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng bởi số người mắc phải và tính chất nguy hiểm mà bệnh gây ra ngày càng cao. Tìm hiểu các thông tin, kiến thức về các loại bệnh xã hội thường gặp là cách tốt nhất để mỗi người phòng tránh, bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh được hiệu quả nhất.

Bệnh xã hội là gì

Bệnh xã hội là gì?

Bệnh xã hội là thuật ngữ chỉ chung cho những căn bệnh có ảnh hưởng đến toàn xã hội. Theo đó, đây là những căn bệnh có tốc độ lây nhiễm nhanh chóng, số lượng người mắc lớn và ngày càng gia tăng nhanh về mức độ nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao.

Theo thống kê, hiện nay có khoảng hơn 20 loại bệnh xã hội khác nhau. Đa phần, đây đều là những bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Dựa vào tính chất, mức độ gây hại và khả năng điều trị mà bệnh xã hội được chia làm 2 loại: nhóm bệnh chữa trị được và nhóm không hoặc khó điều trị.

Những năm trở lại đây, bệnh xã hội đã trở thành căn bệnh báo động với toàn xã hội bởi số lượng người mắc và mức độ nguy hiểm mà bệnh gây ra. Bất kể ai cũng có thể là đối tượng mắc và lây nhiễm bệnh. Vì vậy, bạn tuyệt đối không được chủ quan và nên tìm hiểu những kiến thức về bệnh xã hội.

Hỏi bác sĩ ngay

Bệnh xã hội lây qua đường nào?

Nhiều người thường hiểu bệnh xã hội là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, trên thực tế, ngoài con đường lây truyền chủ yếu này, bệnh còn có thể lây nhiễm qua đường máu, qua tiếp xúc với vết thương hở hoặc dịch tiết của người mắc bệnh. Cụ thể:

- Lây truyền qua đường tình dục không an toàn

Như đã nói ở trên, bệnh xã hội lây truyền chủ yếu qua con đường tình dục không an toàn (chiếm 90%). Vi khuẩn, virus gây nên bệnh xã hội thường được tìm thấy trong dịch âm đạo, niệu đạo, mủ ở dương vật. Vì vậy, khi quan hệ tình dục không an toàn, các tác nhân gây hại này dễ dàng lây nhiễm từ cơ thể này sang cơ thể khác. Ngoài ra, nếu quan hệ bằng đường miệng hoặc đường hậu môn cũng là con đường lây nhiễm bệnh phổ biến hiện nay.

Lối sống phóng thoáng, thiếu lành mạnh về đời sống tình dục của một số bộ phận là nguyên nhân khiến bệnh ngày càng gia tăng nhanh về số lượng người mắc. Quan hệ với nhiều bạn tình, quan hệ ngoài luồng, “tình một đêm” không còn là chuyện hiếm gặp hiện nay. Nhiều người do thiếu hiểu biết hoặc không muốn “giảm khoái cảm” khi quan hệ tình dục mà không sử dụng các biện pháp an toàn, vô tình khiến cho mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.

Chưa kể, một số căn bệnh xã hội có thời gian ủ bệnh lâu hoặc không có các biểu hiện, triệu chứng rõ ràng khi mắc phải khiến nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác là rất cao. Chính vì vậy, các chuyên gia luôn khuyến cáo nam nữ giới nên chú ý đến đời sống tình dục, tuyệt đối không quan hệ bừa bãi, sử dụng bao cao su khi quan hệ và kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường của cơ thể.

- Lây truyền qua đường máu

Việc sử dụng chung kim tiêm, kim truyền máu hoặc cho nhận máu có chứa vi khuẩn, virus gây bệnh xã hội cũng là con đường lây nhiễm bệnh xã hội nhanh chóng. Chính vì vậy, tuyệt đối không sử dụng chung bơm kim tiêm, không nhận máu của người khi chưa được kiểm tra để phòng tránh thấp nhất nguy cơ mắc bệnh xã hội.

- Lây truyền từ mẹ sang con

Trong thời kỳ mang thai, nếu thai phụ không may mắc bệnh xã hội thì khả năng con cũng bị lây nhiễm là rất lớn. Theo đó, các tác nhân gây hại sẽ xâm nhập vào âm đạo, đường máu, nước ối khiến thai nhi bị nhiễm bệnh, thai phụ đứng trước nguy cơ sảy thai, sinh non.

Bên cạnh đó, trẻ sinh ra cũng có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh do bào thai bị nhiễm khuẩn. Nguy hiểm hơn, nếu sinh thường các tác nhân gây hại có thể bám vào da, niêm mạc, mắt, có thể gây nhiễm trùng da, mù mắt.

- Lây truyền qua việc tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh

Không ít người được chẩn đoán mắc bệnh xã hội nhưng không biết rõ nguyên nhân cũng như chưa từng có quan hệ tình dục trước đó. Theo các chuyên gia, bệnh xã hội ở nữ giới và nam giới còn thể lây truyền do nguyên nhân bị phơi nhiễm.

Theo đó, nếu trên cơ thể của người mắc bệnh có vết thương hở chảy máu hoặc bạn tiếp xúc với dịch mủ, dịch niệu đạo, dịch âm đạo của người nhiễm thì hoàn toàn có nguy cơ lây nhiễm bệnh.  Chính vì vậy, người bệnh cần chú ý khi có những tiếp xúc bên ngoài với người mắc bệnh.

- Lây truyền bệnh xã hội qua việc sử dụng chung đồ cá nhân

Bệnh xã hội lây qua đường nào? Không loại trừ khả năng việc sử dụng chung đồ cá nhân với người nhiễm bệnh là lý do khiến bạn mắc bệnh xã hội.

Đây là con đường lây lan bệnh gián tiếp mà nhiều người gặp phải hiện nay. Đồ lót, son môi, dao cạo râu, khăn tắm… là những đồ dùng có thể chứa mầm bệnh. Nếu bạn sử dụng các đồ dùng này mà chưa qua xử lý thì các vi khuẩn, virus có thể sẽ xâm nhập vào vết thương hở, bám vào da và âm đạo, gây nên bệnh.

Như vậy, với câu hỏi bệnh xã hội lây qua đường nào, các chuyên gia nhận định ngoài con đường quan hệ tình dục không an toàn, có nhiều đường lây nhiễm bệnh xã hội khác. Chính vì vậy, mọi người tuyệt đối không được chủ quan.

Top 7 bệnh xã hội thường gặp nhất hiện nay

Không chỉ có số lượng người mắc phải lớn, bệnh xã hội còn có mức độ nguy hiểm cao đối với sức khỏe con người. Một số bệnh nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến vô sinh, đau mãn tính, thậm chí gây tử vong. Chính vì vậy, nhận biết các kiến thức về bệnh là cách giúp bạn chủ động phòng tránh và điều trị bệnh được hiệu quả.

Trong tổng số hơn 20 loại bệnh xã hội, có 7 căn bệnh thường gặp nhất hiện nay gồm:

1. Bệnh lậu

Bệnh lậu do song cầu khuẩn lậu Neisseria Gonorrhoeae hay Gonococcus gây ra. Con đường lây nhiễm chủ yếu là do việc quan hệ tình dục không an toàn, lây truyền từ mẹ sang con hoặc qua dùng chung đồ cá nhân với người nhiễm bệnh…

Song cầu khuẩn lậu thường được tìm thấy ở âm đạo, cổ tử cung, miệng, mắt, hậu môn và đặc biệt là niệu đạo của nam giới. Bệnh lậu có thể xảy ra ở mọi đối tượng, lứa tuổi, giới tính nhưng phổ biến nhất là ở nam nữ giới trong độ tuổi sinh sản.

Bệnh lậu

So với các bệnh xã hội thường gặp khác, thời gian ủ bệnh của bệnh lậu không quá lâu. Thường sau khoảng 10 – 20 ngày sau khi nhiễm, cơ thể người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bất thường. Ở nam và nữ giới, bệnh lậu sẽ có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể:

- Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới: Biểu hiện bệnh xã hội ở nữ giới thường khó nhận biết hơn so với nam giới. Theo đó, ở giai đoạn đầu bệnh không gây ra nhiều triệu chứng bất thường, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa. Khi lậu chuyển sang giai đoạn nặng, nữ giới bắt đầu có dấu hiệu tiểu đau buốt, tiểu có mủ màu xanh hoặc màu vàng, vùng kín có mùi hôi tanh…

- Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới: Triệu chứng bệnh xã hội ở nam giới thường là tình trạng tiểu đau, tiểu buốt, tiểu ra mủ hoặc ra máu. Ở trường hợp nặng, nam giới có thể thấy ở lỗ niệu đạo xuất hiện những giọt mủ màu nhựa chuối, nhất là vào buổi sáng sớm.

May mắn hơn nhiều bệnh xã hội khác, bệnh lậu thuộc nhóm bệnh có thể chữa được. Vì vậy, nếu được phát hiện và điều trị sớm, khả năng khỏi bệnh là rất cao. Tuy nhiên, nếu chậm trễ điều trị, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho cả nam và nữ, đặc biệt là nguy cơ vô sinh, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng toàn thân… đe dọa đến cả tính mạng người bệnh.

Hiện nay, cách điều trị bệnh lậu chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh để ức chế sự phát triển của vi khuẩn và dần tiêu diệt chúng. Lưu ý, việc dùng thuốc cần phải kiên trì trong một thời gian dài và đúng theo chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý thay đổi loại hoặc liều lượng thuốc dễ khiến người bệnh đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

2. Bệnh giang mai

Nếu bạn đang thắc mắc không biết bệnh xã hội nào nguy hiểm nhất hiện nay thì giang mai là một trong những căn bệnh điển hình được các chuyên gia xếp vào loại nhóm này. Bệnh do một xoắn khuẩn có tên Treponema pallidum gây ra. Những người nhiễm bệnh thường không phát hiện sớm nên thường vô tình lây nhiễm bệnh cho bạn tình.

Bệnh giang mai

Bệnh giang mai phát triển qua 3 thời kỳ với những biểu hiện cụ thể sau:

• Biểu hiện bệnh giang mai thời kỳ 1

Là thời gian đầu của bệnh, xoắn khuẩn mới bắt đầu xâm nhập vào cơ thể và chưa gây ra nhiều tổn thương. Theo đó, người bệnh bắt đầu xuất hiện các vết loét tại cơ quan sinh dục gọi là săng giang mai. Chúng có hình tròn hoặc hình bầu dục, không có gờ nổi cao, kích thước khoảng 0,5 – 2cm, đáy có màu đỏ như thịt tươi, nền cứng và sờ không thấy đau.

Ở nữ giới, săng giang mai thường gặp ở môi lớn, môi bé, mép âm hộ. Ở nam giới, săng giang mai hay gặp ở quy đầu, miệng sáo, dương vật, bìu… Ngoài ra, còn có thể gặp ở miệng, môi, lưỡi. Bên cạnh đó, sau vài ngày xuất hiện săng giang mai, người bệnh cũng có thể xuất hiện chùm hạch ở vùng bẹn sưng to, trong đó có một hạch to nhất gọi là hạch chúa.

• Biểu hiện bệnh giang mai thời kỳ 2

Sau 45 ngày kể từ khi săng giang mai xuất hiện, bệnh sẽ chuyển biến sang giai đoạn tiếp theo và có thể kéo dài từ 2 – 3 năm. Ở thời kỳ này, biểu hiện của bệnh là xuất hiện các tổn thương da và niêm mạc nhưng khi lành thường không để lại sẹo.

Xoắn khuẩn giang mai lúc này có thể đã xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết với các triệu chứng nóng sốt và nổi hạch. Người bệnh sẽ có các biểu hiện lâm sàng như: các dát đỏ hồng xuất hiện ở thân mình, các nốt sẩn giang mai màu hồng, thâm nhiễm hoặc có dạng vảy nến, trứng cá… ở hậu môn và sinh dục. Ngoài ra, một số người bệnh còn gặp phải tình trạng viêm hạch lan tỏa và rụng tóc kiểu rừng thưa.

• Biểu hiện bệnh giang mai thời kỳ 3

Xuất hiện sau từ 5 năm, 10 hoặc 15 năm sau khi cơ thể xuất hiện các vết săng. Đây là giai đoạn nặng, bệnh đã gây ra những tổn thương sâu cho da, xương, nội tạng, thần kinh và tim mạch. Vì vậy, nếu không được can thiệp nhanh chóng và đúng cách, bệnh sẽ khiến người bệnh bị tàn tật, thậm chí là tử vong.

Bệnh giang mai giai đoạn 3 thường ít có khả năng lây nhiễm bệnh qua đường tình dục. Nguyên nhân là bởi lúc này xoăn khuẩn đã không còn ở da và niêm mạc nữa mà đã xâm nhập và khu trú vào phủ tạng người bệnh.

Ở giữa các thời kỳ, bệnh có thể không có các triệu chứng lâm sàng. Đây được gọi là thời kỳ giang mai kín và chỉ được phát hiện khi tiến hành xét nghiệm huyết thanh.

Giang mai có thể điều trị hiệu quả bằng thuốc kháng sinh dưới các dạng uống, tiêm mông hoặc tiêm bắp. Việc điều trị này cần được thực hiện sớm, đúng thuốc, đủ liều, đúng thời gian quy định và cần kết hợp với điều trị cho bạn tình.

Nhìn chung, nếu được phát hiện sớm, bệnh giang mai sẽ được chữa một cách dễ dàng và ít gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu chủ quan, chậm trễ khi thăm khám, có thể khiến người bệnh đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm cho tim, não, hệ thần kinh, động mạch chủ, xương khớp.

3. Bệnh sùi mào gà

Một trong những bệnh xã hội ở nam giới và nữ giới thường gặp hiện nay chính là sùi mào gà. Bệnh do virus HPV, một loại virus gây u nhú ở người gây ra. Đây là loại virus có tới hơn 120 loại khác nhau. Không chỉ gây bệnh sùi mào gà, đây còn là tác nhân gây ung thư cổ tử cung hàng đầu ở nữ giới hiện nay.

Virus HPV gây sùi mào gà có thể xâm nhập vào cơ thể qua nhiều con đường khác nhau, bao gồm: quan hệ tình dục không an toàn, tiếp xúc với dịch nguồn bệnh, lây truyền từ mẹ sang con. Thông thường, phải mất từ 2 – 9 tháng khi xâm nhập vào cơ thể, virus HPV gây sùi mào gà mới bắt đầu gây ra những biểu hiện bất thường đầu tiên cho người bệnh.

Bệnh sùi mào gà

Theo đó, tại bộ phận sinh dục hoặc miệng, lưỡi, hậu môn của người bệnh sẽ xuất hiện những nốt sùi hoặc nốt mụn li ti. Ban đầu chúng khá nhỏ và khá ít, không gây đau hay ngứa nên nhiều người thường không phát hiện ra hoặc chủ quan. Tuy nhiên, sau một thời gian, các nốt sùi này bắt đầu gia tăng nhanh chóng về số lượng và kích thước, tạo thành các mảng liên kết lớn lại với nhau với hình dáng khá giống bông súp lơ.

Khi các nốt sùi mào gà phát triển, chúng có thể vẫn không gây đau và ngứa. Tuy nhiên, lại rất dễ vỡ ra khi có lực tác động nhẹ. Chứa bên trong các nốt sùi là mủ và máu nên chúng vỡ có thể gây viêm loét cho các vùng da xung quanh và tiếp tục để bệnh lây lan mạnh, làm tổn thương đến các mô lành khác.

Trong số các bệnh xã hội thường gặp hiện nay, sùi mào gà được đánh giá là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm và khó điều trị. Nếu không được can thiệp sớm, bệnh dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, ung thư vòm họng, ung thư hậu môn… Không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khả năng sinh sản, bệnh còn đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh.

Cách chữa sùi mào gà hiện nay có 2 phương pháp là điều trị nội khoa và can thiệp ngoại khoa. Theo đó, ở những trường hợp bệnh nhẹ, được phát hiện sớm, người bệnh chỉ cần sử dụng một số loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để ngăn chặn sự phát triển của virus. Tuy nhiên, ở những trường hợp nặng, người bệnh cần áp dụng các phương pháp đốt sùi mào gà, sử dụng kỹ thuật quang động lực học ALA – PDT để tiêu diệt tác nhân gây bệnh, tránh để chúng phát triển và gây ra những tổn thương sâu cho cơ thể.

4. Mụn rộp sinh dục

Mụn rộp sinh dục hay còn được gọi là Herpes sinh dục là một trong các bệnh xã hội thường gặp nhất hiện nay. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục do virus Herpes simplex (viết tắt là HSV) gây ra.

Khi nhiễm HSV, thường khoảng từ 4 – 7 ngày sau, cơ thể người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bất thường. Dấu hiệu điển hình nhất là tình trạng vùng da xuất hiện các đám mụn nước mọc thành từng cụm sau đó vỡ ra và gây viêm loét, khiến người bệnh cảm thấy ngứa rát, khó chịu. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp thêm một số các triệu chứng toàn thân khác như: đau đầu, sốt nhẹ, sưng hạch bạch huyết.

Bệnh mụn rộp sinh dục

Ở cả nam và nữ giới, các triệu chứng của bệnh là tương đối tương đồng với việc xuất hiện các nốt mụn ở miệng, hậu môn, đùi, niệu đạo. Mụn rộp sinh dục thường tái phát nhiều lần nếu không được điều trị dứt điểm. Khi bệnh tái phát, các triệu chứng thường ở mức độ nhẹ hơn và ít khi gặp phải các dấu hiệu toàn thân như ở lần đầu khởi phát bệnh.

Nhìn chung, mụn rộp sinh dục không gây ra những nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan, không thăm khám và điều trị bệnh kịp thời sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập sâu vào trong cơ thể, gây ra hàng loạt các bệnh lý viêm nhiễm nam khoa, phụ khoa. Ở phụ nữ mang thai, bệnh lậu có thể lây nhiễm cho con, nguy cơ sinh non, sảy thai là rất lớn hoặc trẻ sinh ra bị chậm phát triển, mù lòa hoặc thậm chí tử vong.

Không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống sinh hoạt, bệnh còn ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh sản, đời sống tình dục mà còn khiến người bệnh dễ bị nhiễm thêm các căn bệnh xã hội nguy hiểm khác. Chình vì vậy, chủ động phòng tránh bệnh xã hội là cách tốt nhất để mỗi người bảo vệ sức khỏe của bản thân.

5. Bệnh HIV/AIDS

Bệnh xã hội nào nguy hiểm nhất hiện nay? HIV/AIDS được các chuyên gia nhận định là căn bệnh có mức độ nguy hiểm nhất trong tất cả các bệnh xã hội hiện nay.

HIV là loại virus gây nên hội chứng suy giảm miễn dịch ở người. Virus này có thể lây truyền qua đường quan hệ tình dục không an toàn, qua đường máu hoặc từ mẹ sang con. AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Đây là giai đoạn nguy hiểm bởi lúc này hệ thống miễn dịch của cơ thể đã bị phá hủy nghiêm trọng, cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh và có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh HIV/AIDS

Ở giai đoạn đầu nhiễm HIV, người bệnh sẽ không nhận thấy các triệu chứng bất thường vì thời gian ủ bệnh của loại virus này khá lâu, thậm chí phải mất từ 2 – 15 năm. Chính vì vậy, trong thời gian này, người bệnh vẫn có thể lây truyền virus cho người khác mà không hề hay biết.

Chỉ đến khi hệ thống miễn dịch suy giảm, người bệnh liên tiếp gặp phải nhiều vấn đề bất thường thì mới tiến hành thăm khám kiểm tra. Lúc này, virus đã xâm nhập sâu vào trong cơ thể với nguy cơ tử vong là rất cao.

Hiện nay, vẫn chưa chó loại thuốc nào có thể điều trị được bệnh HIV/AIDS. Tuy nhiên, với sự phát triển vượt bậc của y học hiện đại, một số loại thuốc có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh, giúp người bệnh kéo dài tuổi thọ bản thân thêm nhiều năm. Lưu ý, việc dùng thuốc cần phải có sự kiên trì của người bệnh, tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ và xây dựng một thói quen sinh hoạt lành mạnh để hạn chế tối đa các ảnh hưởng nghiêm trọng mà bệnh gây ra cho bản thân.

6. Bệnh hạ cam

Với tỷ lệ nhiễm bệnh 60/100.000 người, hạ cam đang trở thành một trong các bệnh xã hội thường gặp nhất hiện nay. Đây là căn bệnh lây truyền qua đường tình dục không an toàn do vi khuẩn Haemophilus, một loại vi khuẩn gram âm, yếm khí, ưa máu gây ra.

Biểu hiện ban đầu của bệnh là sự xuất hiện của một hoặc nhiều mụn mủ hoặc mụn săng ở bộ phận sinh dục. Nhiều người thường nhầm lẫn săng giang mai với vết săng bệnh hạ cam. Tuy nhiên, các vết săng giang mai không gây đau, bờ khá sạch trong khi đó các nốt săng hạ cam lại gây ra vết loét đau, mềm, có bờ nham nhở, đáy thường có mủ và chất tiết ra bẩn, dễ gây chảy máu. Người bệnh cần chú ý đặc điểm này để phân biệt bệnh sớm nhằm có phương án điều trị phù hợp.

Ở nam giới, mụn mủ và các vết loét thường gặp ở bao quy đầu, rãnh quy đầu. Ở nữ giới, vết loét thường ở trong âm đạo, môi lớn, môi nhỏ, âm vât… không gây đau nhưng lại có mủ. Ngoài ra, không ít người bệnh còn bị nổi hạch một bên sưng to, đỏ và đau ở bẹn, gây khó khăn cho việc đi lại.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh hạ cam có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như: viêm tinh hoàn, viêm âm đạo, viêm nhiễm bộ phận sinh dục, rò niệu đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn HIV xâm nhập…

7. Bệnh Chlamydia

Bệnh Chlamydia là một căn bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây ra. Vi khuẩn này chủ yếu lây truyền qua đường tình dục không an toàn như đường âm đạo, hậu môn, miệng. Ngoài ra, bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con trong lúc sinh. Bất kể đối tượng nào có quan hệ tình dục đều có nguy cơ lây nhiễm bệnh, đặc biệt là những đối tượng có đời sống tình dục phức tạp.

Bệnh Chlamydia thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng không đặc biệt trong giai đoạn đầu. Vì vậy, đa phần, người bệnh thường bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục khác.

Ở nam giới và nữ giới, bệnh sẽ có những biểu hiện như:

- Ở nam giới: Nóng rát dọc niệu đạo, tiểu buốt, tiểu rắt, dịch niệu đạo có màu trắng đục hoặc trong. Ngoài ra, một số trường hợp cảm thấy đau, phù nề một bên bìu, nóng sốt, tinh hoàn sưng và đau, chảy máu hoặc tiết dịch ở trực tràng.

- Ở nữ giới: Dịch âm đạo bất thường, khí hư có mùi hôi và màu sắc lạ, xuất huyết âm đạo bất thường, đau rát khi đi tiểu, đau và khó chịu khi quan hệ tình dục. Ngoài ra, nếu bệnh xuất hiện ở mắt còn gây viêm kết mạc, đau mắt hột…

Nhùn chung, bệnh Chlamydia không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, đời sống tình dục và là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các căn bệnh viêm nhiễm phụ khoa, bệnh nam khoa nguy hiểm. Vì vậy, ngay khi nhận thấy bản thân có các triệu chứng bất thường, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Cách phòng tránh các bệnh xã hội hiệu quả

Tất cả các căn bệnh xã hội đều gây ra những nguy hiểm đối với sức khỏe, thậm chí là tính mạng con người. Chính vì vậy, chủ động phòng tránh bệnh là cách tốt nhất để mỗi người bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Theo các chuyên gia, mỗi cá nhân hãy tuân thủ một số các lưu ý dưới đây để tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh:

- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, chung thủy với bạn tình để hạn chế thấp nhất nguy cơ bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

- Không dùng chung các đồ dùng cá nhân với người khác như: khăn tắm, bàn chải đánh răng, xà phòng tắm...Thường xuyên vệ sinh vật dụng cá nhân và thay thế chúng định kỳ.

- Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, đúng cách, không sử dụng các dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa mạnh, dễ làm tổn thương vùng kín.

- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh với đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu.

- Vận động thể thao hằng ngày nhằm giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn, virus hay các nguyên nhân gây bệnh xã hội.

- Không sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá…

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để nắm rõ tình trạng sức khỏe của bản thân, phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh xã hội, bệnh nam khoa, phụ khoa… .nhằm có phương án xử lý sớm, mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian và chi phí.

- Cẩn thận với việc hiến hoặc tiếp nhận máu để tránh virus gây bệnh xã hội lây nhiễm cho người khác.

BÀI VIẾT XEM THÊM:

Khám bệnh xã hội ở đâu tốt nhất

Chi phí xét nghiệm bệnh xã hội

Chữa bệnh sùi mào gà ở đâu

Như vậy, bệnh xã hội đang là mối lo ngại của toàn thế giới bởi số lượng người mắc và tính chất nguy hiểm mà bệnh gây ra. Chủ động phòng tránh và đi khám bệnh sớm ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường là cách bảo vệ sức khỏe bản thân được tốt nhất. Hi vọng, những thông tin mà Chào Bác Sĩ cung cấp trong bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc trong việc bảo vệ sức khỏe của mình và những người xung quanh, góp phần xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh.

Hỏi bác sĩ
Bác sĩ Lê Văn Điển

Bác sĩ Lê Văn Điển là bác sĩ chuyên khoa I ngoại Nam khoa và Tiết Niệu. Bác sĩ đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong việc khám chữa các bệnh nam khoa, tiết niệu, bệnh xã hội, luôn tận tâm với nghề và mong muốn giúp cho mọi người luôn khỏe mạnh. Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội và được cấp bằng Bác sĩ Ngoại Khoa năm 1988, sau đó bác sĩ công tác tại khoa Ngoại bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương từ 1989 - 2005. Trong thời gian này, bác sĩ không ngừng nỗ lực, học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa nên được bệnh viện đa khoa Hải Dương bổ nhiệm chức vụ Phó khoa Ngoại vào năm 2000. Sau đó, bác sĩ chuyển công tác tại Khoa Ngoại bệnh viện đa khoa An Việt từ 2005-2011.

Bác sĩ Lê Văn Điển tham vấn y khoa cho ChaoBacsi với các bài viết về lĩnh vực nam khoa - tiết niệu, bệnh xã hội, bệnh trĩ,...

Bài viết cùng chuyên mục

Nhập số điện thoại để được bác sĩ tư vấn miễn phí

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Mọi thông tin chia sẻ trên website chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hay điều trị.
© 2019 Bản quyền thuộc về Chao Bacsi

DMCA.com Protection Status