Sđtbanner leftChat zaloMessengerBanner topbanner-uudai
Hỏi bác sĩHotline

Viêm đường tiết niệu: Nguyên nhân, triệu chứng & cách chữa

June 11, 2020
Bệnh nam khoa

Bệnh viêm đường tiết niệu là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa viêm đường tiết niệu ở nam và nữ giới như thế nào là vấn đề được không ít người quan tâm. Tình trạng viêm đường tiết niệu không chỉ gây khó chịu cho người bệnh, làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể dẫn tới nhiều biến chứng khó lường. Do đó, việc nắm bắt những thông tin cơ bản về bệnh lý này là điều cần thiết để nhằm phát hiện sớm và có những phương pháp điều trị kịp thời.

Viêm đường tiết niệu là gì?

Ở một người khỏe mạnh bình thường, nước tiểu trong cơ thể hoàn toàn trong trạng thái vô trùng. Tuy nhiên vì một lý do nào đó mà vi khuẩn đã xâm nhập và gây ra hiện tượng viêm nhiễm thì được gọi là bệnh viêm đường tiết niệu.

Theo các thống kê, bệnh lý này đang có chiều hướng ngày càng gia tăng. Đặc biệt ai cũng có thể mắc phải, không kể giới tính hay độ tuổi. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu khiến người bệnh xuất hiện những cảm giác khó chịu, rát và đau lúc tiểu tiện, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt thường nhật.

Bệnh lý này bao gồm 2 loại chính như sau:

• Viêm đường tiết niệu trên: Thường xảy ra ở vùng thận và niệu quản của người bệnh.

• Viêm đường tiết niệu dưới: Đây là vùng niệu đạo, bàng quang, tinh hoàn và tuyến tiền liệt.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể phân loại bệnh dựa trên tình trạng tái phát (riêng lẻ, tái diễn, tái lại nhiều lần…) hoặc dựa theo diễn biến của bệnh (không xảy ra biến chứng hoặc có biến chứng).

Các bác sĩ cho biết, thực tế giới nữ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nam giới. Lý do là bởi niệu đạo của nữ có cấu trúc ngắn hơn, dẫn đến việc vi khuẩn dễ dàng thâm nhập. Không chỉ vậy, những trường hợp người đã mắc sẵn một số vấn đề như: Bệnh phụ khoa, bệnh nam khoa, thận yếu, nước tiểu bị ứ trệ, sỏi tiết niệu… sẽ dễ bị nhiễm khuẩn vùng tiết niệu nếu không cẩn thận.

Để ngăn ngừa không để xảy ra những biến chứng khó lường cho sức khỏe, mỗi người đều cần phải tự phòng tránh. Nếu không may mắc bệnh phải có ý thức đi khám và điều trị nhanh chóng.

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu

Tiết niệu bị viêm xảy ra bởi nhiều nguyên nhân, do đó người bệnh cần biết chính xác lý do dẫn tới tình trạng này để từ đó có biện pháp chữa trị cho phù hợp. Các nguyên nhân cụ thể như sau:

• Nguyên nhân do vi khuẩn

Đây là nguyên do phổ biến nhất, bởi vi khuẩn rất dễ dàng phát triển trong môi trường nước tiểu. Bên cạnh vi khuẩn E.coli chiếm phần lớn còn có một số loại khác bao gồm: Lậu cầu, Chlamydia, Enterobacter, Klebsiella, Citrobacter…

Khuẩn E.coli thường được tìm thấy trong ruột. Khi loại vi khuẩn này nằm trên da hay ở gần vùng hậu môn sẽ xâm nhập theo đường của tiết niệu, từ đó di chuyển tới nhiều cơ quan khác. Bên cạnh đó, các loại vi khuẩn cũng có thể đi vào bên trong thông qua những loại ống thông y tế nếu không được vô trùng sạch sẽ.

• Thường xuyên nhịn tiểu

Khi cơ thể có nhu cầu muốn giải phóng nước tiểu mà không được thực hiện sẽ khiến cho các loại chất bẩn nằm tại bàng quang bị ứ đọng lại. Đặc biệt, nếu thói quen này diễn ra với tần suất cao thì càng trở thành một điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tiến vào bên trong, tấn công và gây viêm nhiễm.

Nguyên nhân này thường gặp ở trẻ em là chủ yếu. Lý do là bởi các bé thường xuyên mải chơi và đã bỏ qua việc tiểu tiện. Bố mẹ cần lưu ý hãy tập cho con mình thói quen đi tiểu đúng cách để ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu.

• Quan hệ thiếu an toàn

Ở lứa tuổi thanh niên trở lên, tình trạng quan hệ tình dục thiếu an toàn đang trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh. Nếu bạn tình đã mắc bệnh trước đó, trong quá trình giao hợp sẽ xảy ra nguy cơ rất lớn lây nhiễm vi khuẩn qua bộ phận sinh dục. Ở phái nữ, lỗ tiểu và cửa của âm đạo ở vị trí rất gần nhau, do đó các loại khuẩn dễ dàng bị đưa lên vùng bàng quang.

• Vệ sinh kém sạch sẽ

Nguyên nhân này có thể xảy ra ở cả phái nữ và phái nam, nhưng thông thường nữ giới sẽ gặp phải nhiều hơn. Sau khi đi vệ sinh hoặc trong lúc tắm rửa, hầu hết phái nữ sẽ thụt rửa theo hướng từ đằng sau ra đằng trước. Điều này khiến cho vi khuẩn (thường nằm tại vùng hậu môn) sẽ theo đó mà đi vào niệu đạo.

Ngoài ra, nữ giới còn dễ mắc bệnh do có kỳ kinh nguyệt. Việc vệ sinh không sạch sẽ, thụt rửa quá sâu, để băng vệ sinh trong thời gian dài mà không thay rửa... trong giai đoạn này chính là lý do vi khuẩn phát triển một cách mạnh mẽ.

• Một vài nguyên nhân khác

Bên cạnh những lý do thường gặp kể trên, đôi khi tình trạng sức khỏe và một số bệnh lý cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới nguy cơ mắc viêm nhiễm đường tiết niệu. Có thể kể đến một số vấn đề như: Bệnh tiểu đường, thận dị tật, lỗ tiểu bị hẹp, tiết niệu bị phình đại, miễn dịch kém, Estrogen ở nữ giới bị suy giảm, giai đoạn tiền mãn kinh...

Triệu chứng bệnh viêm đường tiết niệu

Người bệnh viêm tiết niệu thông thường sẽ gặp phải những biểu hiện dưới đây:

- Chứng tiểu buốt: Khi tiểu tiện có cảm giác rát và buốt ở niệu đạo khiến người bệnh khó chịu và mệt mỏi, những hoạt động thường ngày vì thế mà cũng bị ảnh hưởng.

- Tiểu rắt và ít: Có nhiều trường hợp người bệnh gặp phải tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày (nhiều hơn 8 lần/ngày). Mỗi lần đi vệ sinh lại chỉ thải ra ngoài được một lượng nước tiểu rất ít. Sau khi tiểu tiện xong có thể có cảm giác mót ngay lập tức.

- Đi tiểu nóng: Ngoài hiện tượng đau buốt khi tiểu tiện còn kèm theo nóng và rát rất khó chịu.

- Thân thể mệt mỏi, suy nhược, mặt xanh xao hốc hác, môi lưỡi khô...

Ngoài những dấu hiệu viêm đường tiết niệu chung kể trên, ở nam giới và nữ giới cũng có một số triệu chứng riêng khác nhau, cụ thể:

- Đối với nam giới: Khi tiểu tiện có thể thấy xuất hiện máu, rõ ràng hoặc lẫn vào trong nước tiểu. Thi thoảng phần đầu của dương vật có dịch tiết ra một cách bất thường. Lúc xuất tinh hơi đau rát và khó chịu.

- Đối với nữ giới: Nước tiểu có màu lạ, đục, mùi khai rất nồng. Ở mức độ bệnh nặng đã lan xuống thận còn có thể đi kèm buồn nôn, đau lưng, nhức đầu, sốt…

- Đối với trẻ em: Không tiểu tiện được liên tục, thường xuyên bị ngắt quãng, nước tiểu có mùi rất hôi. Trẻ ăn uống kém, có thể bị sốt cao, thấy đau bụng mặc dù chỉ chạm nhẹ. Những trẻ nhỏ hơn thì quấy khóc liên tục, bỏ ăn, người mệt mỏi...

Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ, tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu mặc dù khiến cho người bệnh đau rát, khó chịu nhưng thực tế không quá nguy hiểm tới sức khỏe. Tuy nhiên không phải vì vậy mà mọi người có thể chủ quan, coi thường, không chữa trị đúng cách. Bởi nếu bệnh diễn ra trong thời gian dài sẽ có nguy cơ dẫn tới nhiều biến chứng có hại.

Với phái nam, tiết niệu bị viêm lâu dài có thể ảnh hưởng tới tinh hoàn, nặng hơn sẽ gây nên áp xe vùng tuyến tiền liệt và cuối cùng là gây vô sinh nam. Với phái nữ, đặc biệt là người đang mang thai có nguy cơ cao bị vỡ ối khiến sinh non, thậm chí là thai nhi gặp vấn đề hoặc tử vong.

Không chỉ vậy, khi người bệnh để vi khuẩn nằm ở cơ thể mình quá lâu mà không chữa trị dứt điểm thì chúng sẽ ngày càng sinh sôi với số lượng lớn, tấn công các tế bào máu và gây nhiễm trùng, vô cùng nguy hiểm. Do đó, bệnh cần được phát hiện sớm, thăm khám và điều trị kịp thời để không xảy ra bất cứ một trường hợp xấu nào.

Cách chữa bệnh viêm đường tiết niệu

Để có phương pháp điều trị bệnh viêm đường tiết niệu hợp lý, đem lại hiệu quả thì người bệnh cần đi khám bác sĩ ngay khi thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường để tìm ra nguyên nhân. Kỹ thuật xét nghiệm, siêu âm, soi niệu đạo, chụp CT… được thực hiện để xác định rõ tình trạng bệnh. Thông thường, sau khi đã có kết quả thì bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân một số biện pháp điều trị sau:

• Sử dụng thuốc kháng sinh

Tùy theo từng trường hợp mà người bệnh sử dụng kháng sinh theo đường uống hoặc đường tiêm. Theo đó, đối với những người nhiễm khuẩn tiết niệu nhẹ và vừa sẽ uống các loại thuốc viên trong vòng từ 5 ngày - 1 tuần tùy vào nguyên nhân. Ngược lại, đối với các trường hợp ở mức nặng có thể cần tới việc tiêm kháng sinh vào vùng tĩnh mạch.

Không phải trường hợp nào cũng sử dụng các loại kháng sinh giống nhau, do đó người bệnh lưu ý tránh việc mua và uống thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, thuốc chỉ được dùng đúng liều lượng và thời gian, tuyệt đối không tăng hay giảm liều theo ý thích. Khi dùng thuốc nên kết hợp với nhiều nước để vừa dễ sử dụng lại giúp thanh lọc tiết niệu.

• Áp dụng một số bài thuốc trong Đông y

Bên cạnh việc uống kháng sinh, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp Đông y để hỗ trợ điều trị. Một số bài thuốc phổ biến có thể kể đến như:

- Bài số 1: 16g biển súc, 10g mã đề, 8g hoạt thạch, 6g mộc thông. Đem tất cả các vị thuốc sắc với nước, uống 1 thang/ngày.

- Bài số 2: 60g diếp cá tươi, 30g kim tiền thảo, 15g hạt mã đề sắc lấy nước thuốc uống trong ngày.

- Bài số 3: 30g hải kim sa, 30g hoạt thạch, 10g ngọn cành cây cam thảo, các nguyên liệu đem tán kỹ thành bột mịn. 10g mạch môn sắc thành nước thuốc. Mỗi lần sử dụng 6g thuốc bột cùng nước sắc mạch môn.

• Phương pháp phẫu thuật

Đây là biện pháp được chỉ định cho những bệnh nhân không thể điều trị bằng thuốc hoặc điều trị không có hiệu quả, đã gặp phải biến chứng như áp xe thận, thận mủ. Phẫu thuật ngoại khoa cũng thường được áp dụng với người bệnh vốn bị dị tật ở niệu đạo, cần phải chỉnh sửa về cấu trúc thông thường, nếu không sẽ khó hồi phục dứt điểm.

Đây là phương pháp đòi hỏi bác sĩ thực hiện có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, do đó người bệnh trước khi tiến hành phẫu thuật thì cần phải lựa chọn cơ sở y tế là các bệnh viện, phòng khám đa khoa tư nhân uy tín, chất lượng nhằm đảm bảo an toàn và điều trị đạt hiệu quả cao.

Phòng tránh viêm đường tiết niệu

Bên cạnh những phương pháp chữa bệnh, mỗi người nên tự phòng tránh viêm đường tiết niệu bằng những lưu ý sau đây:

- Tránh việc nhịn tiểu, khi muốn tiểu tiện nên đi vệ sinh ngay để ngăn ngừa tình trạng các chất bẩn bị ứ đọng ở trong bàng quang, lâu dài gây viêm nhiễm.

- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể hàng ngày. Ngoài nước lọc có thể uống thêm các loại nước ép trái cây tươi, nước sinh tố, vừa bổ sung dưỡng chất lại giúp đào thải vi khuẩn có hại ra bên ngoài.

- Vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày, đặc biệt phái nữ cần lưu ý lau rửa theo hướng từ trước ra sau vùng hậu môn để tránh vi khuẩn xâm nhập.

- Không quan hệ bừa bãi, sau khi quan hệ cũng nên vệ sinh cẩn thận.

- Tránh để bệnh kéo dài hoặc tự ý chữa, hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa nếu thấy có dấu hiệu bất thường.

BÀI VIẾT XEM THÊM

Khám viêm đường tiết niệu ở đâu

Triệu chứng viêm tuyến tiền liệt

Bệnh phì đại tuyến tiền liệt là gì

Phòng khám nam khoa uy tín ở Hà Nội

Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi bệnh viêm đường tiết niệu là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa và phòng tránh, hy vọng sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Để ngăn ngừa những biến chứng khó lường của bệnh, mỗi người hãy tự chủ động đi khám, tuân thủ các biện pháp điều trị để sớm hồi phục sức khỏe. Nếu còn câu hỏi nào khác liên quan đến chứng bệnh này, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa tư vấn sức khỏe online ngay dưới đây.

Chát với bác sĩ ngay
Bác sĩ Lê Văn Điển

Bác sĩ Lê Văn Điển là bác sĩ chuyên khoa I ngoại Nam khoa và Tiết Niệu. Bác sĩ đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong việc khám chữa các bệnh nam khoa, tiết niệu, bệnh xã hội, luôn tận tâm với nghề và mong muốn giúp cho mọi người luôn khỏe mạnh. Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội và được cấp bằng Bác sĩ Ngoại Khoa năm 1988, sau đó bác sĩ công tác tại khoa Ngoại bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương từ 1989 - 2005. Trong thời gian này, bác sĩ không ngừng nỗ lực, học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa nên được bệnh viện đa khoa Hải Dương bổ nhiệm chức vụ Phó khoa Ngoại vào năm 2000. Sau đó, bác sĩ chuyển công tác tại Khoa Ngoại bệnh viện đa khoa An Việt từ 2005-2011.

Bác sĩ Lê Văn Điển tham vấn y khoa cho ChaoBacsi với các bài viết về lĩnh vực nam khoa - tiết niệu, bệnh xã hội, bệnh trĩ,...

Bài viết cùng chuyên mục

Nhập số điện thoại để được bác sĩ tư vấn miễn phí

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Mọi thông tin chia sẻ trên website chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hay điều trị.
© 2019 Bản quyền thuộc về Chao Bacsi

DMCA.com Protection Status