Sđtbanner leftChat zaloMessengerBanner topbanner-uudai
Hỏi bác sĩHotline

Bệnh giang mai là gì? Nguyên nhân, triệu chứng & cách chữa

December 18, 2018
Bệnh xã hội

Tìm hiểu về bệnh giang mai là gì, nguyên nhân, triệu chứng, biểu hiện, phòng tránh và cách chữa trị bệnh giang mai ở nam giới và nữ giới như thế nào? Tất cả những thông tin này sẽ được Chao Bacsi tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Cho đến nay, giang mai được biết đến là bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm và đáng sợ nhất trong số các bệnh xã hội. Nó không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn khiến tính mạng bệnh nhân bị đe dọa, ngoài nguy cơ lây nhiễm ở người lớn nó còn có khả năng lây truyền sang cả trẻ em.

Bệnh giang mai là gì
Xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum

Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai (tên tiếng Anh là Syphilis), do xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum gây ra. Xoắn khuẩn này có hình lò xo và khi xâm nhập vào cơ thể chỉ sau từ 3 – 90 ngày bệnh nhân sẽ có những triệu chứng rõ rệt ở từng giai đoạn. Bệnh không trừ một ai, bất kỳ đối tượng nào cũng có thể dễ dàng nhiễm bệnh ngay cả trẻ nhỏ.

Xoắn khuẩn giang mai lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục không an toàn, ngoài ra nó có thể lây bệnh khi niêm mạc của người bệnh tiếp xúc với vết thương hở hoặc vùng niêm mạc ẩm ướt trên cơ thể người khác như da, khoang miệng, hậu môn.

Cũng giống như những bệnh xã hội khác, tuy nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách thì giang mai có thể được kiểm soát và không gây nên bất kỳ tổn thương nào nguy hại. Nhưng nếu để bệnh kéo dài không được điều trị, người bệnh không những phải chịu biến chứng do bệnh gây ra mà còn có nguy cơ lây nhiễm bệnh cho nhiều người khác.

Bệnh giang mai có thể lây nhiễm cho tất cả mọi người tuy nhiên có nhiều nghiên cứu chỉ ra từ năm 2010 tỷ lệ nữ giới bị giang mai giảm hơn so với nam giới rất nhiều, những bệnh nhân giang mai là nam giới thường bị mắc bệnh do quan hệ với người đồng tính.

Bệnh giang mai rất dễ lây nhiễm khi ở 2 giai đoạn đầu, những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh giang mai đó là:

- Những đối tượng bị nhiễm HIV, hệ miễn dịch kém rất dễ bị lây truyền giang mai.

- Thai phụ bị giang mai có nguy cơ lây nhiễm cho con rất cao.

- Người từng bị giang mai và đã được điều trị nhưng có cơ thể không tự miễn dịch được với bệnh vẫn có nguy cơ mắc bệnh trở lại.

tuvan

Nguyên nhân gây bệnh giang mai

Bệnh giang mai là một bệnh rất dễ lây lan, theo các bác sĩ chuyên khoa các nguyên nhân chính khiến người bệnh bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai có thể kể đến là:

- Do quan hệ tình dục không an toàn:

Quan hệ tình dục không an toàn có lẽ là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh giang mai, theo thống kê những bệnh nhân bị giang mai lây truyền qua con đường này chiếm đến 95%.

- Lây nhiễm qua đường máu:

Trường hợp này thường xảy ra ở thời gian ủ bệnh, vì người mắc giang mai sẽ không thấy bất kỳ dấu hiệu triệu chứng nào trong thời gian này nhưng trong máu của họ đã tồn tại xoắn khuẩn giang mai nên hoàn toàn có thể lây nhiễm cho người khác qua đường truyền máu hoặc dùng chung bơm kim tiêm.

- Lây truyền từ mẹ sang con:

Thai phụ bị mắc bệnh giang mai rất dễ lây nhiễm cho con thông qua nhau thai, thông thường bệnh có thể lây truyền khi thai nhi phát triển qua tháng thứ 4 của thai kỳ, điều này lý giải vì sao có rất nhiều trẻ sơ sinh bị giang mai.

- Lây qua tiếp xúc với tổn thương giang mai của người bệnh:

Trường hợp bạn tiếp xúc trực tiếp với tổn thương giang mai của người bệnh hoặc tiếp xúc với các vật dụng của người bệnh có chứa dịch mủ thì sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh. Đặc biệt trong giai đoạn săng giang mai thì những hành động như ôm hôn, sờ vào vết thương, dùng chung quần áo, khăn tắm… là có khả năng lây nhiễm cao nhất.

Triệu chứng của bệnh giang mai

Triệu chứng của bệnh giang mai sẽ thể hiện tùy thuộc vào từng giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có diễn biến phức tạp với nhiều triệu chứng khác nhau mà nếu không có kiến thức chính xác bạn có thể sẽ dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Thời gian ủ bệnh giang mai khá dài, có trường hợp lên đến 90 ngày và trong thời gian này nó không có bất kỳ dấu hiệu cụ thể nào nên dễ lây lan bệnh cho người khác.

Các triệu chứng của bệnh giang mai sẽ thể hiện cụ thể qua 3 giai đoạn sau:

Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 1:

Giai đoạn này, nam giới sẽ thấy xuất hiện săng giang mai tại quy đầu, dương vật; nữ giới là ở âm hộ, cổ tử cung, tử cung, âm đạo. Ngoài ra, các tổn thương do săng giang mai có thể xuất hiện tại tứ chi, vùng lưng, ngực, trực tràng.

Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn đầu
Săng giang mai
Dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn 1

Tổn thương giang mai trong giai đoạn này gọi là săng giang mai với hình ảnh dễ nhận biết là các vết loét nông, hình tròn hoặc hình bầu dục có bề nhẵn, bề mặt màu đỏ hoặc hơi trắng không thấy ngứa hay chảy mủ. Sau khi xuất hiện khoảng 3 – 6 tuần các săng giang mai này sẽ biến mất. Lúc này người bệnh tưởng rằng mình đã khỏi bệnh nhưng thực chất vi khuẩn đã ăn vào máu và đang tiếp diễn giai đoạn 2.

Dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn 2:

Triệu chứng ở giai đoạn 2 rõ rệt hơn, các nốt ban đỏ hồng xuất hiện cày đặc trên da tập trung nhiều ở vùng da ngực, hai bên sườn, phần bụng và cánh tay. Những nốt ban này không nhô cao, không bong vảy nhưng khi ấn tay vào chúng sẽ mất đi. Những đối tượng uống nhiều rượu bia thì các biểu hiện giang mai này sẽ nặng hơn thậm chí còn nổi sẩn mủ, khiến người bệnh đau đớn.

Biểu hiện bệnh giang mai

Ngoài ra người bệnh giang mai ở giai đoạn 2 còn bị đau họng, giảm cân không rõ lý do, cơ thể mệt mỏi và sốt thường xuyên. Một số trường hợp hiếm đi kèm theo đó là viêm thận, viêm gan, viêm dây thần kinh thị giác. Cũng giống như giai đoạn 1, các triệu chứng ở giai đoạn 2 xuất hiện trong khoảng 6 tháng sẽ biến mất.

Triệu chứng giang mai ở giai đoạn tiềm ẩn:

Sở dĩ gọi giai đoạn này là giai đoạn tiềm ẩn vì nó không biểu hiện bất kỳ dấu hiệu nào, thậm chí chúng còn chia ra giai đoạn tiềm ẩn dưới 1 năm và giai đoạn tiềm ẩn trên 1 năm sau khi trải qua giai đoạn 2.

Giai đoạn tiềm ẩn dưới 1 năm có thể khiến các triệu chứng tái phát trở lại còn giai đoạn tiềm ẩn trên 1 năm không có triệu chứng, không lây lan. Đây là giai đoạn vô cùng nguy hiểm vì người bệnh chủ quan không đi thăm khám khiến bệnh nặng hơn đồng thời có nguy cơ lây nhiễm cho người khác rất dễ dàng.

Biểu hiện của bệnh giang mai giai đoạn 3:

Các dấu hiệu bệnh giang mai ở giai đoạn 3 sẽ xuất hiện sau vài năm có khi đến vài chục năm với những triệu chứng là thần kinh có vấn đề, bị bại liệt, đột quỵ, mù lòa.

- Giang mai thần kinh:

Đây là hình thức chiếm khoảng 6,5% của người bị bệnh giang mai giai đoạn 3, xảy ra do tổn thương khu vực màng não, mạch máu não, sau khi nhiễm bệnh khoảng từ 4 – 25 năm người bệnh sẽ thấy cơ thể suy nhược, bị trầm cảm hoặc có dấu hiệu động kinh, bị ảo giác và có nguy cơ đột quỵ cao.

- Giang mai tim mạch:

Xoắn khuẩn giang mai gây tổn thương tới các mạch máu, thường xảy ra sau 10 – 30 năm bị bệnh, triệu chứng thường gặp là người bệnh bị phình mạch, hình thức giang mai này chiếm khoảng 10%.

- Củ giang mai:

Xuất hiện từ 1 – 45 năm sau khi bị nhiễm giang mai, với hình ảnh mặt phẳng hoặc hình cầu màu đỏ mận hơi ngả sang tím, có kích thước gần bằng hạt ngô và tru khú tại các tổ chức quan trọng. Lúc này nếu người bệnh không được điều trị có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh giang mai – dùng bao cao su chưa chắc đã an toàn

Phòng bệnh giang mai

Như đã nói, bệnh giang mai là bệnh lý lây nhiễm qua việc quan hệ tình dục trực tiếp, hoặc tiếp xúc với các tổn thương giang mai của người bệnh. Bao cao su chỉ có tác dụng bảo vệ bộ phận sinh dục còn những vị trí khác như hậu môn, khoang miệng người bệnh hoàn toàn có thể tiếp xúc trực tiếp với người khác thông qua các cử chỉ thân mật. Vì thế có thể nói cho dù có sử dụng bao cao su thì bệnh giang mai vẫn có nguy cơ lây nhiễm cao hơn HIV rất nhiều.

Do những triệu chứng của bệnh giang mai tương tự rất nhiều bệnh không nguy hiểm khác nên khiến người bệnh chủ quan không đi khám, đến khi bệnh nặng thì việc điều trị không còn dễ dàng nữa. Chính vì đặc điểm này mà nó còn được gọi với một cái tên ấn tượng khác đó là: Kẻ bắt chước vĩ đại.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới WHO trong năm 2015, có đến hơn 45 triệu người trên thế giới bị mắc bệnh giang mai, trong đó số người tử vong lên đến hơn 100 nghìn người.

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh không điều trị, giang mai có thể khiến họ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như:

- Các vết loét bị loại tử hoặc thành sẹo sâu trên da.

- Phình động mạch chủ.

- Nhiễm trùng mắt ảnh hưởng tới thị lực thậm chí bị mù.

- Viêm màng não, thoái hóa não, rối loạn tâm thần, đâu đầu và tê liệt một số bộ phận trên cơ thể do não bị tổn thương.

- Trẻ sơ sinh nếu nhiễm giang mai từ mẹ có thể bị chết non hoặc sống sót nhưng bị dị tật bẩm sinh.

Nói tóm lại bệnh giang mai là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, nó tàn phá cơ thể con người một cách nặng nề và khả năng lây nhiễm của nó cực kỳ cao nhất là với những người có lối sống phóng túng vì thế nếu thấy có dấu hiệu gì bất ổn hãy tới ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Chẩn đoán bệnh giang mai

chan-doan-benh-giang-mai

Để chẩn đoán bệnh nhân có đúng mắc bệnh giang mai hay không, bác sĩ sẽ thực hiện những xét nghiệm cần thiết. Khi người bệnh nghi ngờ mình mắc giang mai hoặc có một số dấu hiệu bất thường thì nên đến ngay bệnh viện, phòng khám đa khoa uy tín thực hiện những xét nghiệm sau để chẩn đoán bệnh:

- Phương pháp soi kính hiển vi:

Bác sỹ sẽ tiến hành lấy một mẫu vật ở các vết loét trên da và niêm mạc của người bệnh sau đó soi trên kính hiển vi xem có sự xuất hiện của xoắn khuẩn giang mai hay không.

- Xét nghiệm máu:

Tiến hành lấy máu để xét nghiệm và kiểm tra RPR và TPHA nếu người bệnh đã mắc giang mai thì kết quả xét nghiệm máu sẽ là dương tính.

- Xét nghiệm nước ối:

Trường hợp các bà mẹ đang mang thai mà nghi ngờ mình bị bệnh giang mai, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra bệnh lý đồng thời xét nghiệm cả nước ối xem xoắn khuẩn đã lây sang thai nhi hay chưa và tiến triển ở mức nào.

Xem thêm:

>> Khám bệnh giang mai ở đâu

>> Khám bệnh lậu ở đâu tốt

>> Khám bệnh sùi mào gà ở đâu

Cách điều trị bệnh giang mai

Đối với việc điều trị bệnh giang mai, các chuyên gia đầu ngành cho biết sẽ tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh mà có các biện pháp điều trị hiệu quả khác nhau:

- Giai đoạn 1 là giai đoạn dễ dàng để điều trị và loại bỏ vi khuẩn giang mai nhất. Thời điểm này vác sĩ có thể điều trị bằng kháng sinh qua đường tiêm hoặc uống.

- Giai đoạn 2 việc sử dụng kháng sinh sẽ kéo dài hơn nhiều kết hợp với các biện pháp khác để khống chế vi khuẩn. Thời điểm này bác sĩ sẽ thường xuyên kiểm tra xem bạn đã hoàn toàn khỏi bệnh hay chưa.

- Ngoài ra bác sĩ sẽ điều trị miễn dịch cân bằng bằng cách can thiệp vào gen mầm bệnh phá vỡ cấu trúc của bệnh khiến vi khuẩn không sản sinh và được tiêu diệt hoàn toàn.

Vì giang mai là một bệnh cực kỳ nguy hiểm nên quá trình điều trị thường kéo dài, người bệnh cần phối hợp với bác sĩ để kết quả điều trị được tốt nhất. Một điều quan trọng khác điều trị giang mai cần chẩn đoán sớm, điều trị sớm với phương pháp chính xác thì việc ngăn chặn bệnh cũng như tác hại của bệnh mới hiệu quả nhất.

phong-tranh-benh-giang-mai

Những lưu ý phòng tránh bệnh giang mai

Cách tốt nhất để không gặp phải những biến chứng của bệnh giang mai đó là phòng tránh để bản thân không bị bệnh. Việc phòng tránh tốt nhất là có một lối sống lành mạnh, chung thủy 1 vợ - 1 chồng và cả hai đều là người không mắc bệnh. Quan hệ sử dụng bao cao su tuy có thể giảm nguy cơ gây bệnh nhưng không hoàn toàn vì thế hãy là người có một lối sống tình dục an toàn.

Các bà mẹ đang mang thai cũng được khuyến cáo nên đi xét nghiệm giang mai ở lần khám thai đầu tiên và ở 3 tháng thai kỳ cuối cùng để việc điều trị diễn ra sớm nhất nếu có kết quả dương tính với bệnh.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức chính xác và đầy đủ hơn về bệnh giang mai, mọi vấn đề nào khác liên quan đến bệnh bạn có thể tìm hiểu thêm qua những bài viết khác hoặc trực tiếp liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể nhé!

Xem thêm:

>> Bệnh lậu là gì

>> Bệnh sùi mào gà là gì

>> Mụn rộp sinh dục là gì

tuvan

Nguồn tham khảo bài viết:

Webmd: https://www.webmd.com/sexual-conditions/syphilis#1

Healthline: https://www.healthline.com/health/std/syphilis

Nhs.uk: https://www.nhs.uk/conditions/syphilis/

Bác sĩ Lương Thị Phương Nam

Bác sĩ Lương Thị Phương Nam là bác sĩ chuyên khoa I về lĩnh vực Sản phụ khoa, các bệnh xã hội và kế hoạch hóa gia đình. Bác sĩ là người có kinh nghiệm lâu năm trong việc khám chữa các bệnh phụ khoa nữ, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, có chuyên môn cao trong việc đình chỉ thai nghén và tư vấn sức khỏe giới tính, kiến thức mang thai an toàn cho các chị em. Sau nhiều năm công tác, bác sĩ đã đạt được rất nhiều thành tích trong lĩnh vực y khoa như:

- Thành viên chính thức của Hội ngoại khoa Việt Nam (1998).

- Thành viên của Ban thư ký diễn đàn y học Việt Nam.

- Từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các phòng khám, bệnh viện như Phó khoa, Trưởng khoa Sản phụ khoa.

Bác sĩ Lương Thị Phương Nam sẽ đồng hành cùng ChaoBacsi tham vấn y khoa và cung cấp, chia sẻ những thông tin về sức khỏe chính xác cho mọi người.

Bài viết cùng chuyên mục

Nhập số điện thoại để được bác sĩ tư vấn miễn phí

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Mọi thông tin chia sẻ trên website chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hay điều trị.
© 2019 Bản quyền thuộc về Chao Bacsi

DMCA.com Protection Status