Thời gian ủ bệnh sùi mào gà là bao lâu, trong thời gian này bệnh có lây không và bệnh bộc phát khi nào là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Nhiều bệnh nhân khi đi khám sức khỏe định kỳ thì vô tình phát hiện mình mắc bệnh sùi mào gà được một thời gian dài. Điều này khiến nhiều người lo lắng về sức khỏe bản thân cũng như khả năng mắc bệnh cho bạn tình. Câu hỏi đặt ra là thời gian ủ và phát bệnh sùi mào gà là bao lâu? Cùng lắng nghe những chia sẻ của các chuyên gia về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:
>> Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà
>> Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không
Thời gian ủ bệnh sùi mào gà là bao lâu?
Sùi mào gà là một căn bệnh xã hội vô cùng nguy hiểm, có tốc độ lây lan nhanh chóng. Nếu không được chữa trị, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt. Theo các chuyên gia, thời gian ủ bệnh sùi mào gà là bao lâu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe, sức đề kháng, giới tính và lối sống sinh hoạt. Vì vậy, ở mỗi người thời gian ủ bệnh sùi mào gà cũng sẽ khác nhau.
Thời gian ủ bệnh sùi mào gà phụ thuộc vào thể trạng của từng người
Những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh, sức khỏe tốt, không mắc các bệnh lý khác thì thời gian ủ bệnh sẽ kéo dài hơn. Lý do là bởi hệ miễn dịch trong cơ thể vẫn có khả năng ức chế sự phát triển của virus gây bệnh, ngăn chặn virus gây viêm nhiễm cho các cơ quan. Chỉ đến khi hệ miễn dịch yếu đi thì virus mới có cơ hội phát bệnh ra bên ngoài. Thông thường thời gian ủ bệnh sùi mào gà ở người có hệ miễn dịch cao là sau 8 – 12 tháng kể từ thời điểm mắc bệnh. Ngược lại, những người có thể trạng yếu, sức đề kháng kém thì thời gian ủ bệnh sùi mào gà sẽ ngắn hơn, thường từ 3 – 4 tuần sau khi bị lây nhiễm.
Thời gian ủ bệnh sùi mào gà là bao lâu còn phụ thuộc vào giới tính
Theo thống kê từ các các trung tâm y tế, đa phần thời gian ủ bệnh sùi mào gà ở nữ giới thường ngắn hơn thời gian ủ bệnh sùi mào gà ở nam giới. Có nhiều nguyên nhân được đưa ra, trong đó chủ yếu đến từ cấu tạo của bộ phận sinh dục nữ. Ở nữ giới, bộ phận sinh dục thường ẩm ướt hơn so với nam, đây là điều kiện môi trường thuận lợi cho virus phát triển và phát bệnh nhanh hơn.
Thói quen sinh hoạt là yếu tố quyết định đến thời gian ủ bệnh sùi mào gà
Các chuyên gia khám bệnh xã hội chỉ ra rằng, thói quen sinh hoạt tình dục, vệ sinh vùng kín là một trong những yếu tố lớn quyết định đến thời gian phát bệnh sùi mào gà là bao lâu.
Với những người có thói quen sinh hoạt tình dục điều độ, an toàn, giữ vùng kín sạch sẽ, khô thoáng, thay đồ lót hằng ngày thì thời gian ủ bệnh sùi mào gà sẽ lâu hơn. Ngược lại, những người vệ sinh kém, cơ quan sinh dục luôn ẩm ướt sẽ là cơ hội cho virus phát triển nhanh chóng, thời gian ủ bệnh sẽ ngắn hơn, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn.
Những biểu hiện thường gặp trong thời gian ủ bệnh sùi mào gà
Trong thời gian ủ bệnh sùi mào gà, người bệnh thường không có các triệu chứng đặc biệt. Tuy nhiên, nếu thấy các dấu hiệu sau đây, người bệnh nên đi khám nhằm phát hiện và điều trị bệnh sùi mào gà sớm:
Cơ thể mệt mỏi
Khi virus HPV gây bệnh sùi mào gà xâm nhập vào cơ thể, người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ gây suy nhược cơ thể, ăn uống kém, ngại vận động.
Ham muốn tình dục giảm sút
Khi bắt đầu có sự xâm nhập của virus HPV vào trong cơ thể, chúng sẽ gây ra các tổn thương nhỏ cho bộ phận sinh dục. Điều này làm người bệnh cảm thấy đau khi quan hệ tình dục, khô âm đạo (ở nữ giới) khiến nhiều người không còn hứng thú khi quan hệ trình dục.
Thời gian ủ bệnh sùi mào gà có lây không?
Trong thời gian ủ bệnh sùi mào gà có lây không? Nhiều người cho rằng trong thời gian ủ bệnh sùi mào gà, virus không có khả năng lây nhiễm bệnh, bệnh chỉ lây nhiễm khi đã phát bệnh ra bên ngoài. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Theo các chuyên gia, khi virus HPV xâm nhập vào cơ thể, chúng hoàn toàn có khả năng tấn công sang một cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh khác kể cả trong thời gian ủ bệnh. Điều này thật sự là mối nguy hại cho nhiều cặp vợ chồng khi quan hệ tình dục trong thời gian này.
Nếu vợ hoặc chồng phát hiện virus HPV gây bệnh sùi mào gà và có quan hệ tình dục trong thời gian ủ bệnh thì nhanh chóng đưa bạn tình đến cơ sở y tế để thăm khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh kịp thời.
Dấu hiệu phát bệnh sùi mào gà
Sau thời gian ủ bệnh sùi mào gà giai đoạn đầu, các triệu chứng về bệnh bắt đầu xuất hiện cụ thể, rõ ràng hơn. Người bệnh có thể gặp các dấu hiệu bất thường như sau:
- Xuất hiện các nốt sùi mọc nhỏ lẻ dạng u nhú màu hồng phấn hoặc trắng tại bộ phận sinh dục, hậu môn, miệng, tay, chân…
- Sau một thời gian, các nốt sùi này phát triển cả về kích thước lẫn số lượng, liên kết với nhau tạo thành các mảng lớn có hình như bông súp lơ.
- Các nốt sùi có mủ bên trong, khi vỡ ra có mùi tanh, gây ngứa ngáy, đau rát, thậm chí viêm loét da.
Cách phòng tránh bệnh sùi mào gà hiệu quả
Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân là chủ động phòng tránh bệnh. Theo các chuyên gia, bệnh sùi mào gà có thể phòng tránh hiệu quả nếu tuân thủ các vấn đề sau:
- Tiêm vắc xin ngăn ngừa virus HPV. Đây là cách phòng bệnh tốt nhất hiện nay. Vắc xin sẽ phát huy công dụng tối đa đối với những phụ nữ chưa từng quan hệ tình dục. Đây cũng là loại vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả.
- Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để hạn chế thấp nhất khả năng lây nhiễm bệnh.
- Tuyệt đối chung thủy với bạn tình nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh từ người này sang người khác.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách.
- Tập thể dục hằng ngày để tăng cường sức đề khả kháng cho cơ thể.
- Không sử dụng chung đồ cá nhân với người khác.
- Khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện và điều trị các vấn đề bất thường của cơ thể.
Xem thêm:
>> Chi phí xét nghiệm sùi mào gà
>> Đốt sùi mào gà bao lâu thì khỏi
Nắm rõ thời gian ủ bệnh sùi mào gà là bao lâu sẽ giúp người bệnh có những phương án phòng tránh lây nhiễm bệnh hiệu quả. Tốt nhất, hãy bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân yêu bằng cách nâng cao nhận thức trong hoạt động tình dục, tiến hành khám sức khỏe định kỳ và giữ gìn vệ sinh cá nhân.