Sđtbanner leftChat zaloMessengerBanner topbanner-uudai
Hỏi bác sĩHotline

Tiểu rắt (đái dắt): nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa

December 23, 2019
Bệnh nam khoa

Hiện tượng đi tiểu rắt là gì, nguyên nhân triệu chứng và cách chữa đái rắt tại nhà nhanh nhất hiệu quả như thế nào là những vấn đề nhận được sự quan tâm của không ít người. Vì đây là tình trạng diễn ra khá phổ biến ở nhiều người và có thể bắt gặp ở cả nam và nữ giới. Vậy đi đái rắt là bệnh gì, nguyên nhân và cách chữa bệnh đái rắt như thế nào? Tất cả những thông tin này sẽ được Chao Bacsi chia sẻ trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé!

Tiểu rắt là gì?

Tiểu rắt hay còn gọi là tiểu són, đây là tình trạng rối loạn tiểu tiện khiến cho người bệnh đi tiểu rất nhiều lần trong ngày lẫn cả ban đêm. Tuy nhiên, lượng nước tiểu mỗi lần đi rất ít, nhỏ giọt, thậm chí nhiều lúc chỉ là cảm giác buồn tiểu nhưng không thể tiểu ra được.  

Tình trạng tiểu rắt khiến cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh bị đảo lộn. Đôi khi, chứng tiểu rắt còn kèm theo tiểu buốt, tiểu ra máu, ra mủ... đó có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm mà người bệnh cần đặc biệt lưu ý. Vậy nguyên nhân gây tiểu rắt là do đâu?

Nguyên nhân gây bệnh tiểu rắt

Có rất nhiều nguyên nhân gây đi tiểu rắt ở nam giới và nữ giới, trong đó bao gồm 2 nhóm nguyên nhân chính như:

Nguyên nhân tiềm ẩn bệnh lý

Đái rắt là dấu hiệu của bệnh lý khi mà bạn nhận thấy rằng tình trạng của mình diễn biến từ rất lâu và không có dấu hiệu thuyên giảm. Một số nguyên nhân đi tiểu rắt do bệnh lý có thể kể đến như:

• Các bệnh lý liên quan đến trực tràng như: viêm trực tràng hoặc ung thư trực tràng,…

• Các bệnh về đường tiết niệu như: viêm niệu đạo, viêm bàng quang, ở nam giới còn có thể do viêm tuyến tiền liệt,…

• Các bệnh liên quan đến cơ quan sinh sản của nữ giới như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, u xơ cổ tử cung, viêm lộ tuyến tử cung,…

• Các bệnh lây lan qua đường quan hệ tình dục không an toàn như: bệnh lậu, giang mai,…

Tiểu rắt là bệnh gì

Nguyên nhân chủ quan

Yếu tố chủ quan cũng có thể gây ra chứng đái rắt ở nam và nữ giới. Điều này thường bắt nguồn từ những thói quen trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà không biết đó lại là nguyên nhân bị tiểu rắt khá phổ biến:

• Tập thể dục, thể thao với cường độ quá cao, ảnh hưởng đến xương chậu và hệ bài tiết của cơ thể. Điều này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến chức năng bài tiết trong cơ thể bị rối loạn.

• Thường xuyên mặc quần áo bó sát và chật chội dễ khiến cho nấm mốc phát triển vô tình gây nhiễm trùng cho đường tiết niệu. Đối với chị em phụ nữ, mặc đồ bó sát còn khiến cho âm đạo bị viêm nhiễm.

• Quan hệ tình dục thô bạo khiến cho dương vật và âm đạo bị tổn thương, ảnh hưởng đến quá trình tiểu tiện ở cả hai giới.

• Uống nhiều trà, cà phê, nước canh, nước ngọt,… trước khi đi ngủ gây ra tình trạng tiểu đêm nhiều lần.

• Ở những người đang điều trị bệnh có liên quan đến huyết áp và tiểu đường dễ bị đi tiểu nhiều lần do tác dụng phụ của thuốc.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân của tiểu rắt ở trên, còn một số nguyên nhân khác mà mọi người cần lưu ý đó là:

• Tuổi tác: những người trong độ tuổi ngoài 40 tuổi và trẻ em dưới 10 tuổi có bàng quang rất yếu, thường dễ bị tổn thương nên gây ra đái rắt.

• Cân nặng: thừa cân béo phì vô tình khiến cho bàng quang bị chèn ép bởi lớp mỡ thừa dễ bị tiểu rắt khi có tác động mạnh.

• Giới tính: nữ giới dễ gặp phải các bệnh về niệu đạo hơn nam giới do đường tiết niệu của nữ giới ngắn hơn so với nam và dễ bị nhiễm khuẩn hơn.

• Những người đang mắc các bệnh lý nghiêm trọng, cần uống thuốc dễ xảy ra tình trạng giữ nước trong cơ thể. Chính vì thế, những đối tượng này dễ bị tiểu rắt hơn so với những người bình thường.

Triệu chứng của tiểu rắt

Làm sao để biết mình có đang bị tiểu rắt hay không? Người bệnh có thể nhận biết các triệu chứng của tiểu rắt qua những biểu hiện sau đây:

• Thường xuyên đi tiểu cho dù không quá nhiều, mỗi lần tiểu ra ít một, thậm chí có lúc không có nước tiểu chảy ra mà vẫn buồn tiểu.

• Mỗi lần đi tiểu đều cảm thấy đau, buốt và khó chịu.

• Nhiều người nhận thấy bản thân của mình còn có triệu chứng của tiểu són.

Tiểu nhiều lần trong ngày, ban đêm đi tiểu nhiều hơn, tần suất chừng 13 – 15 lần/ngày gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt thường ngày.

• Nước tiểu có màu đục, thậm chí có lẫn máu, sủi bọt. Đây là những dấu hiệu cảnh báo rằng sức khỏe của người bệnh đang ở ngưỡng nguy hiểm, có thể đang mắc nhiều bệnh nặng.

• Đi tiểu xong thấy cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, cảm thấy không còn nhiều sức lực để hoạt động các công việc khác.

Nếu nhận thấy bản thân mình đang có những dấu hiệu của tiểu rắt như ở trên, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

Cách chữa tiểu rắt hiệu quả

Chứng tiểu rắt gây ra không ít phiền toái ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Tuy không trực tiếp đe dọa đến sức khỏe nhưng lại là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm nếu tiểu rắt còn kèm theo các triệu chứng bất thường khác như tiểu buốt, tiểu ra mủ, ra máu. Vì vậy, tìm cách trị tiểu rắt hiệu quả là việc làm cần thiết phải tiến hành sớm.

Hiện nay, có rất nhiều cách chữa bệnh đái rắt mà bạn có thể tham khảo như:

Điều trị tiểu rắt bằng Đông y

Đái rắt theo Đông y là chứng thận hư, có dấu hiệu của suy thận cho nên các bài thuốc Đông y áp dụng chữa chứng đái rắt thường có công dụng bồi bổ thận và đào thải chất độc ở trong cơ thể. Một số một số bài thuốc chữa tiểu rắt có công dụng hiệu quả như là:

• Bí đao: là loại quả có tính mát, thường dùng làm thực phẩm ăn hàng ngày. Cách chữa tiểu rắt tại nhà bằng bí đao dễ dàng và nhanh chóng đó là người bệnh nên ăn sống bí đao mỗi ngày hoặc uống nước ép bí đao. Ăn sống hoặc uống nước bí đao liên tục như vậy từ một tuần trở lên để thấy được hiệu quả.

• Sắn dây: theo Đông y, sắn dây là thực phẩm bồi bổ bàng quang rất tốt, thường được dùng để thanh nhiệt, thông đường tiết niệu và chữa nóng trong người. Bạn có thể áp dụng mẹo chữa tiểu rắt với sắn dây bằng cách giã nhỏ sắn dây khô hoặc dùng bột sắn dây để pha nước uống. Thực hiện liên tục đến khi thấy chứng tiểu rắt giảm bớt là đạt hiệu quả.

Cách trị tiểu rắt

Điều trị tiểu rắt bằng thuốc Tây

Dùng thuốc Tây y cũng là một trong những cách chữa bệnh đi tiểu rắt ở nam giới và nữ giới hiệu quả mà nhiều người áp dụng. Các loại thuốc chữa bệnh đái rắt thường là thuốc kháng sinh, kháng viêm điều trị các bệnh lý gây nên tình trạng này.

• Thuốc kháng sinh chữa chứng tiểu rắt do các nhiễm trùng như: viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm tiền liệt tuyến...

• Thuốc kháng viêm được sử dụng khi phát hiện sỏi trong bàng quang.

• Thuốc kê toa riêng cho những người mắc bệnh lây lan qua đường tình dục.

Lưu ý: Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị tiểu rắt tại nhà mà cần phải đến các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa thăm khám và sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Để tránh trường hợp bệnh không những không khỏi mà còn tăng nặng và gây ra nhiều biến chứng khác gây khó khăn cho việc điều trị sau này.

Điều trị bằng phẫu thuật

Đây là cách chữa chứng tiểu rắt khi bệnh được phát hiện quá muộn, thường chỉ còn can thiệp bằng phẫu thuật để đảm bảo tỷ lệ khỏi bệnh và an toàn sức khỏe cho người bệnh. Phẫu thuật được chỉ định đối với những trường hợp bệnh nặng và điều trị bằng thuốc không có hiệu quả. Một số bệnh cần phải sử dụng đến phẫu thuật như sỏi bàng quang, sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt (ở nam), viêm lộ tuyến tử cung và u xơ cổ tử cung (ở nữ giới).

Hiện nay, việc phẫu thuật không hề quá khó khăn và không còn ảnh hưởng nhiều cho quá trình hồi phục của người bệnh. Hầu hết các bác sĩ đều có thể thực hiện phẫu thuật nội soi để giảm thiểu di chứng cho người bệnh nhằm vừa giúp bệnh tật được loại bỏ, vừa giúp cho sức khỏe người bệnh hồi phục nhanh chóng. Tuy nhiên, để đảm bảo việc điều trị bằng phẫu thuật được an toàn và hiệu quả, người bệnh cần lựa chọn cho mình các địa chỉ y tế uy tín, chất lượng khi có ý định tiến hành phẫu thuật.

Cách chữa tiểu rắt

Những thói quen để hạn chế tiểu rắt

Bên cạnh việc điều trị bệnh tiểu rắt, các chuyên gia cũng khuyến cáo mọi người nên rèn cho mình những thói quen sống lành mạnh, tích cực để hạn chế cũng như phòng tránh bệnh tiểu rắt như:

- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái đảm bảo cử động dễ dàng, hạn chế mặc đồ quá bó sát gây áp lực cho cơ thể.

- Không nên uống quá nhiều nước vào buổi tối, nên loại trừ những loại nước lợi tiểu như nước ngọt, trà, cà phê, các loại canh rau cải,…

- Không hoạt động thể dục, thể thao đến mức quá sức, nên uống nước kết hợp giữa mỗi lần nghỉ ngơi để cơ thể hấp thụ được nước dễ dàng.

- Không ăn nhiều thực phẩm cay nóng và đồ ăn có nhiều đường.

- Nên đặt ra từng khoảng thời gian đi vệ sinh phù hợp để tạo phản ứng cho bàng quang hoạt động. Tránh đi vệ sinh thời gian lung tung vì có thể khiến cho bàng quang rò rỉ hoặc són đái.

- Hạn chế uống rượu bia và các thức uống có cồn khác bởi đây là những loại đồ uống khiến cho thận bị suy yếu, dễ dẫn đến tiểu rắt.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Khám phụ khoa nam ở đâu

Phòng khám sản phụ khoa

Khám phụ khoa giá bao nhiêu

Khám hiếm muộn ở đâu tốt

Hi vọng qua những nội dung chia sẻ trên đây, đã giúp bạn hiểu rõ về chứng tiểu rắt là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh tiểu rắt hiệu quả. Bên cạnh đó, phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh, mỗi người nên duy trì thói quen sống lành mạnh để hạn chế tối đa việc mắc phải chứng tiểu rắt. Ngoài ra, nếu như bạn nghi ngờ bản thân mình có dấu hiệu của tiểu rắt thì không nên chần chừ, hãy đến thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để đảm bảo được điều trị bệnh kịp thời, hiệu quả.

Hỏi bác sĩ ngay nếu còn bất kì câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến bệnh tiểu rắt cần giải đáp.

Hỏi bác sĩ
Bác sĩ Lê Văn Điển

Bác sĩ Lê Văn Điển là bác sĩ chuyên khoa I ngoại Nam khoa và Tiết Niệu. Bác sĩ đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong việc khám chữa các bệnh nam khoa, tiết niệu, bệnh xã hội, luôn tận tâm với nghề và mong muốn giúp cho mọi người luôn khỏe mạnh. Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội và được cấp bằng Bác sĩ Ngoại Khoa năm 1988, sau đó bác sĩ công tác tại khoa Ngoại bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương từ 1989 - 2005. Trong thời gian này, bác sĩ không ngừng nỗ lực, học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa nên được bệnh viện đa khoa Hải Dương bổ nhiệm chức vụ Phó khoa Ngoại vào năm 2000. Sau đó, bác sĩ chuyển công tác tại Khoa Ngoại bệnh viện đa khoa An Việt từ 2005-2011.

Bác sĩ Lê Văn Điển tham vấn y khoa cho ChaoBacsi với các bài viết về lĩnh vực nam khoa - tiết niệu, bệnh xã hội, bệnh trĩ,...

Bài viết cùng chuyên mục

Nhập số điện thoại để được bác sĩ tư vấn miễn phí

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Mọi thông tin chia sẻ trên website chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hay điều trị.
© 2019 Bản quyền thuộc về Chao Bacsi

DMCA.com Protection Status