Hiện tượng kinh nguyệt ra ít là gì, nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa kinh nguyệt ra ít tại nhà hiệu quả như thế nào là mối quan tâm của nhiều chị em khi gặp phải tình trạng này. Kinh nguyệt ít kéo dài và thường xuyên bị rối loạn là một trong những dấu hiệu bất thường có thể gây rắc rối cho nữ giới trong việc duy trì các hoạt động sinh lý và sinh sản của bản thân. Vì thế, hầu hết các chị em khi gặp phải hiện tượng trên đều vô cùng lo lắng và mong muốn tìm ra các giải pháp chữa trị phù hợp nhất.
Hiện tượng kinh nguyệt ra ít là gì?
Kinh nguyệt ra ít là hiện tượng chỉ sự bất thường của chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ, điển hình là lượng máu kinh nguyệt hàng tháng ra ít hơn so với bình thường.
Thường thì một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 28 đến 32 ngày, thời gian hành kinh diễn ra từ 3 đến 7 ngày, lượng máu kinh nguyệt thoát ra ngoài dao động trong khoảng 20 – 80ml. Đây được coi là chu kỳ kinh nguyệt ổn định, chị em không nên lo lắng.
Còn nếu, thời gian hành kinh chỉ diễn ra dưới 3 ngày, lượng máu kinh mất đi giảm xuống chỉ bằng một nửa hoặc một phần ba so với với các tháng trước đó có kinh nguyệt, đặc biệt lượng máu chỉ dao động trong khoảng từ 20 – 30ml thì đây được coi là hiện tượng kinh nguyệt ra ít.
Để biết chính xác kinh nguyệt ra ít hay không, chị em cần dựa vào lượng băng vệ sinh mà mình sử dụng trong thời gian hành kinh. Nếu miếng băng vệ sinh chưa thấm đầy máu kinh trong ít nhất là một tiếng thì có thể chị em bị kinh nguyệt ra ít.
Ngoài ra, những thay đổi về máu kinh cũng là dấu hiệu mà chị em cần chú ý theo dõi. Nếu máu kinh có màu nâu hoặc đỏ sậm trong những ngày cuối của chu kỳ kinh thì được coi là bình thường.
Còn nếu kinh nguyệt ra ít và có màu nâu từ những ngày đầu tiên có kinh thì đây lại lại một dấu hiệu bất thường cảnh báo tình trạng sức khỏe sinh sản của chị em. Do đó, khi nhận thấy có dấu hiệu của kinh nguyệt ra ít và kéo dài thì chị em nên chủ động đi thăm khám phụ khoa để được hỗ trợ điều trị.
Hiện tượng kinh nguyệt ra ít máu có thể là do dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều. Tình trạng này kéo dài nếu không được khắc phục kịp thời sẽ gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe, khả năng sinh sản của chị em.
Nguyên nhân kinh nguyệt ra ít
Theo các bác sĩ chuyên khoa, kinh nguyệt ra ít do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có hai nhóm nguyên nhân chính, cụ thể:
Nguyên nhân khách quan
- Do tâm lý
Cuộc sống hiện đại khiến nhiều chị em thường xuyên rơi vào tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm, stress… Tình trạng này kéo dài khiến nội tiết tố trong cơ thể rối loạn, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản sinh nội tiết tố, từ đó khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, kinh nguyệt không đều, điển hình là hiện tượng kinh nguyệt ra ít.
- Do nạo phá thai
Một trong những nguyên nhân kinh nguyệt ra ít có thể kể đến đó là do tình trạng nạo phá thai hoặc sảy thai. Khi nữ giới nạo phá thai, đặc biệt là nạo phá thai nhiều lần hoặc do bị sảy thai khiến niêm mạc tử cung lúc này sẽ dần mỏng đi, không còn độ chắc chắn như trước, không thể dày lên và khiến lượng máu kinh thoát ra ngoài ít hơn so với bình thường.
Không những vậy, nạo phá thai còn làm ảnh hưởng đến nội tiết tố, từ đó ảnh hưởng đến hormone estrogen, ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng. Hậu quả là kinh nguyệt ra ít, thậm chí là máu kinh ra ít và kéo dài.
- Do tác dụng phụ của thuốc tránh thai
Nguyên nhân kinh nguyệt ra ít do đâu? Có thể là do việc chị em lạm dụng thuốc tránh thai mà không hề biết tác hại của nó. Nguyên nhân là do trong thuốc tránh thai chứa một loại hormone progestine có tác dụng làm chậm quá trình rụng trứng, làm thay đổi lớp nội mạc tử cung và giúp ngăn ngừa việc mang thai.
Khi sử dụng quá nhiều loại thuốc này, nội tiết tố trong cơ thể sẽ dễ rối loạn, cấu trúc của niêm mạc tử cung cũng bị thay đổi, dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt ra ít, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Đặc biệt là nếu chị em thường xuyên lạm dụng loại thuốc tránh thai khẩn cấp.
- Do nội mạc tử cung không dày lên
Lớp nội mạc tử cung là một lớp màng được bao bọc ở bên trong tử cung của nữ giới. Thường thì khi đến chu kỳ hành kinh, lớp nội mạc này sẽ dày lên khoảng 1m, sau đó bong tróc ra và tạo thành kinh nguyệt vào hàng tháng.
Tuy nhiên, do một nguyên nhân nào đó khiến lớp nội mạc này không dày lên, đồng thời không bong tróc khiến kinh nguyệt ra ít máu. Thậm chí tình trạng này kéo dài sẽ khiến kinh nguyệt ra ít và kéo dài hơn bình thường.
Nguyên nhân bệnh lý
- Do các bệnh lý ở buồng trứng
Một số bệnh lý có liên quan đến buồng trứng như viêm buồng trứng, suy buồng trứng, tắc nghẽn buồng trứng, hội chứng đa nang buồng trứng, viêm ống dẫn trứng… làm ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình rụng trứng. Điều này dẫn đến việc lượng máu kinh ra ít, nếu chữa trị muộn có thể dẫn đến hiện tượng vô kinh.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra biểu hiện kinh nguyệt ít mà không phải chị em nào cũng biết.
- Do các bệnh lý ở tử cung
Kinh nguyệt ra ít máu cũng có thể là do chị em mắc phải các bệnh lý ở tử cung như viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ tử cung, dính cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung… khiến chu kỳ kinh nguyệt ra ít, đồng thời chu kỳ kinh nguyệt cũng không đều, rối loạn kinh nguyệt.
Chính vì vậy, khi có những bất thường về kinh nguyệt kết hợp với nhiều dấu hiệu khác như: khí hư ồ ạt, có mùi, đau bụng kinh, chướng bụng dưới… bạn cần lập tức đi khám sức khỏe phụ khoa ngay để phát hiện bệnh lý.
- Do mô sẹo tại nội mạc tử cung
Nội mạc tử cung nếu có vấn đề gì bất thường hay xuất hiện tình trạng viêm nhiễm thì sẽ dễ hình thành nên các mô sẹo ở khu vực này. Nếu kéo dài sẽ khiến quá trình sản xuất nội mạc tử cung gặp trục trặc, từ đó gây ra hiện tượng kinh nguyệt ra ít, máu kinh cũng ra ít hơn.
Ngoài những nguyên nhân trên, kinh nguyệt ra ít còn do những nguyên nhân khác như do chế độ sinh hoạt không hợp lý, thức khuya nhiều, ăn uống thiếu dinh dưỡng, nội tiết tố rối loạn, do mang thai, viêm nhiễm phụ khoa…
Biểu hiện kinh nguyệt ra ít
Chị em có thể dựa vào những dấu hiệu, biểu hiện sau để kiểm tra xem mình có gặp phải hiện tượng kinh nguyệt ra ít không nhé:
- Số ngày hành kinh ít hơn 3 ngày hoặc ít hơn thế. Lượng máu kinh ra ít hơn 20ml/chu kỳ.
- Máu kinh ra quá ít, không thấm đầy một miếng băng vệ sinh.
- Màu sắc máu kinh bất thường, kinh nguyệt ra ít kèm máu kinh có màu nâu, nâu đen trong suốt thời gian hành kinh.
- Một số trường hợp có biểu hiện chảy máu cam trong ngày đèn đỏ, đau nhức ở hai bên vú, thậm chí là có khối u cứng, đau mỏi lưng, tâm trạng thay đổi thất thường.
Lưu ý, chị em khi nhận thấy mình có dấu hiệu của hiện tượng kinh nguyệt ra ít thì nên đến phòng khám phụ khoa uy tín để thăm khám, điều trị.
Kinh nguyệt ra ít có ảnh hưởng gì không?
Theo các chuyên gia y tế, hiện tượng kinh nguyệt ra ít gây ra rất nhiều tác hại nguy hiểm đối với chị em phụ nữ, cụ thể:
• Ảnh hưởng tới tâm lý
Chị em khi gặp phải hiện tượng kinh nguyệt ít thường cảm thấy lo lắng, mệt mỏi không biết lý do gì. Tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm chất lượng công việc, giảm chất lượng cuộc sống của chị em.
• Ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình
Kinh nguyệt ra ít có ảnh hưởng gì không? Tất nhiên là có, chị em thường cảm thấy lo lắng, chán nản, điều này làm giảm ham muốn, giảm khoái cảm và sinh ra những mâu thuẫn trong chuyện đời sống vợ chồng. Nếu cứ kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc yêu, ảnh hưởng đến hạnh phúc lứa đôi.
• Ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản
Trường hợp kinh nguyệt ra ít bắt nguồn từ các bệnh phụ khoa có thể làm ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, từ đó ảnh hưởng đến quá trình thụ thai của chị em. Bên cạnh đó, hiện tượng kinh nguyệt không ít là một trong những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt, chị em khó biết chính xác ngày rụng trứng, lâu dần dễ dẫn đến vô sinh hiếm muộn.
• Ảnh hưởng tới sức khỏe
Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi kinh nguyệt ra ít có sao không mà chị em cần nắm rõ. Hiện tượng kinh nguyệt ra ít sẽ khiến chị em gặp phải một số vấn đề như nổi mụn trứng cá, tàn nhang, vết nám làm ảnh hưởng trực tiếp đến nhan sắc.
Để tránh gặp phải các tác hại của kinh nguyệt ra ít, chị em nên chủ động đi thăm khám để được hỗ trợ điều trị bệnh.
Cách chữa kinh nguyệt ra ít
Về cách chữa kinh nguyệt ra ít cần dựa vào nguyên nhân và mức độ của bệnh. Chị em khi đến cơ sở y tế uy tín sẽ được các bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp cũng như cách chữa phù hợp. Hiện tại, có khá nhiều cách chữa kinh nguyệt ra ít tùy vào từng trường hợp, cụ thể:
• Dùng thuốc
Cách chữa này thường áp dụng cho các trường hợp kinh nguyệt ra ít do rối loạn nội tiết tố. Thuốc điều trị được các bác sĩ kê đơn có tác dụng giúp khí huyết lưu thông ổn định, cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, từ đó giúp điều hòa kinh nguyệt và khắc phục các biểu hiện kinh nguyệt ra ít.
Chị em khi sử dụng thuốc chữa kinh nguyệt ra ít cần tuân thủ các chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý mua thuốc về chữa trị khi chưa có sự thăm khám bởi sẽ dễ gặp phải các tác dụng phụ.
• Phẫu thuật
Còn các trường hợp kinh nguyệt ra ít do các bệnh lý phụ khoa thì cần tiến hành điều trị ngoại khoa kết hợp với việc dùng thuốc kháng sinh đặc trị nhằm tiêu diệt, loại bỏ tình trạng viêm nhiễm, làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Đặc biệt, cách chữa kinh nguyệt ra ít này cũng mang lại nhiều lợi ích như giúp hỗ trợ điều trị bệnh một cách hiệu quả, an toàn và giúp tăng cường khả năng hấp thụ thuốc, giúp ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Bên cạnh đó, chị em cũng cần chú ý một số vấn đề sau:
- Giữ gìn, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thay băng vệ sinh đúng cách khi có kinh nguyệt.
- Tránh thụt rửa âm đạo. Tránh sử dụng các sản phẩm vệ sinh vùng kín có tính tẩy rửa.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để tăng sức đề kháng.
- Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, các chất kích thích…
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
• Kinh nguyệt màu đen là bệnh gì
• 1 tháng có kinh nguyệt 2 lần
• Cách giảm đau bụng kinh nhanh
Qua bài viết trên đây, Blog sức khỏe online Chao Bacsi mong rằng đã giúp chị em nắm rõ hơn về hiện tượng kinh nguyệt ra ít: nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa. Nếu còn có thắc mắc khác liên quan đến tình trạng này, bạn hãy hỏi bác sĩ ngay để được các chuyên gia khám sản phụ khoa trực tiếp tư vấn, giải đáp cụ thể.