Chi phí chữa bệnh trĩ mất bao nhiêu hay bảng giá chi phí cắt trĩ hết bao nhiêu tiền, có đắt không luôn là nỗi bận tâm của nhiều người bệnh. Để giải đáp các thắc mắc này một cách chính xác, giúp người bệnh có được sự chuẩn bị tốt nhất về kinh phí trước khi đi điều trị bệnh, chúng tôi đã tìm tới những chuyên gia sức khỏe hàng đầu hiện nay để tham khảo ý kiến. Mời bạn đọc cùng theo dõi thông tin qua bài viết được Chao Bacsi chia sẻ dưới đây.
Cắt trĩ là gì? Khi nào nên cắt trĩ?
Trĩ là một bệnh lý thuộc vùng hậu môn – trực tràng thường gặp hiện nay. Theo khảo sát của Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam, 55% dân số nước ta có dấu hiệu mắc bệnh. Đặc biệt, ở độ tuổi 40 trở lên, con số này chiếm tỷ lệ tới 60 – 70%. Trong dân gian có câu “thập nhân cửu trĩ” tức là cứ 10 người thì có 9 người mắc trĩ để nói về mức độ phổ biến của căn bệnh này.
Bệnh trĩ là tình trạng giãn nở quá mức của các tĩnh mạch tại hậu môn, trực tràng gây ra các đám rối tĩnh mạch được gọi là búi trĩ. Bệnh trĩ được chia làm 4 cấp độ lần lượt từ cấp độ 1 đến cấp độ 4 với mức độ bệnh tăng dần. Không chỉ gây đau đớn, khó khăn trong sinh hoạt, trĩ còn là nguyên nhân gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như: rối loạn thần kinh, rối loạn chức năng hậu môn, tắc mạch, sa nghẹt búi trĩ, bội nhiễm, thiếu máu – nhiễm trùng máu…
Cắt trĩ là phương pháp can thiệp ngoại khoa được chỉ định cho những bệnh nhân mắc trĩ cấp độ 3 và 4. Lúc này, các búi trĩ đã sa ra ngoài và không có khả năng tự co lại vào trong hậu môn, việc điều trị bằng thuốc không còn mang lại hiệu quả.
Trước khi cắt trĩ, người bệnh sẽ được thăm khám nhằm kiểm tra sức khỏe và mức độ bệnh. Sau khi đảm bảo các yêu cầu thực hiện, bác sĩ sẽ xác định vị trí búi trĩ và thực hiện cắt bỏ búi trĩ. Cắt trĩ là phương pháp cuối cùng cho những bệnh nhân mắc trĩ giai đoạn nặng.
Bên cạnh phương pháp cắt trĩ truyền thống, hiện nay có nhiều phương pháp cắt trĩ hiện đại mang lại hiệu quả cao và ít gây đau đớn. Vì vậy, giờ đây người bệnh không còn phải quá lo lắng khi đi cắt trĩ.
Tuy nhiên, không phải trường hợp mắc bệnh trĩ nặng nào cũng sẽ được chỉ định thực hiện cắt trĩ ngay. Ở nữ giới mang thai, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc để kìm hãm sự phát triển của búi trĩ, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Thường sau sinh khoảng 6 – 8 tuần, khi sức khỏe được ổn định, bác sĩ mới bắt đầu tiến hành cắt trĩ.
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:
Chi phí cắt trĩ hết bao nhiêu tiền?
Vậy chi phí phẫu thuật cắt trĩ hết bao nhiêu tiền? Bảng giá cắt trĩ có đắt không? Hầu hết người bệnh khi được chỉ định cắt trĩ đều thắc mắc về chi phí thực hiện thủ thuật này. Thậm chí, nhiều người vì quá lo lắng về chi phí điều trị bệnh trĩ mà chần chừ thực hiện, khiến bệnh ngày một trở nên nặng hơn, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của bản thân.
Theo các chuyên gia, khó có thể đưa ra chính xác chi phí phẫu thuật trĩ bao nhiêu tiền khi chưa xác định được tình trạng bệnh và phương pháp điều trị. Ở mỗi người, chi phí cắt trĩ sẽ không giống nhau do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan. Cụ thể:
1. Chi phí cắt trĩ bao gồm phí thăm khám ban đầu
Trước khi tiến hành cắt trĩ, người bệnh cần phải được thực hiện các bước thăm khám, xét nghiệm nhằm chẩn đoán chính xác mức độ bệnh, là cơ sở để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Thường những bệnh nhân mắc trĩ cấp độ 3 và 4 mới cần tiến hành phẫu thuật cắt búi trĩ.
Theo đó, người bệnh sẽ cần phải trả chi phí cho các khâu khám bệnh ban đầu bao gồm: khám lâm sàng, khám cận lâm sàng, xét nghiệm máu… Nhìn chung, chi phí này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí cắt trĩ.
2. Chi phí cắt trĩ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh
Chi phí cắt trĩ mất bao nhiêu tiền phụ thuộc rất lớn vào tình trạng sức khỏe của mỗi người. Với những người có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh lý khác thì bác sĩ sẽ tiến hành cắt trĩ ngay sau khi thăm khám.
Ngược lại, với những người có sức khỏe yếu, mắc các bệnh viêm nhiễm hậu môn thì cần phải tiến hành điều trị bệnh trước khi phẫu thuật. Vì vậy, chi phí chữa bệnh trĩ hết bao nhiêu tiền lúc này sẽ cao hơn bình thường.
Ngoài ra, bệnh trĩ có nhiều dạng, tùy thuộc vào dạng gặp phải mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Do đó, chi phí cắt trĩ ngoại hay chi phí mổ trĩ nội bao nhiêu tiền cũng khác nhau ở mỗi người.
3. Chi phí cắt trĩ phụ thuộc vào phương pháp cắt trĩ
Phương pháp cắt trĩ là yếu tố quyết định rất lớn đến chi phí cắt trĩ giá bao nhiêu tiền. Trước đây, y học chưa phát triển, người bệnh chỉ được chỉ định thực hiện một phương pháp duy nhất là cắt trĩ truyền thống. Tuy nhiên, hiện nay với sự tiến bộ vượt bậc của y học đã có nhiều phương pháp cắt trĩ an toàn, hiệu quả, ít gây đau đớn cho bệnh nhân hơn được ra đời. Ở mỗi phương pháp, chi phí thực hiện cũng có sự khác nhau. Cụ thể:
• Cắt trĩ truyền thống
Đây là phương pháp thực hiện tương đối đơn giản. Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng dao, kéo và một số thiết bị chuyên dụng để xác định vị trí búi trĩ và thực hiện cắt bỏ. Với phương pháp này, người bệnh sẽ không cần quá lo lắng về chi phí phẫu thuật bệnh trĩ hết bao nhiêu tiền vì mức giá khá thấp.
Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại nhiều hạn chế như: gây đau đớn, mất nhiều máu, dễ bị nhiễm trùng và khả năng tái phát cao. Vì vậy, cắt trĩ truyền thống hiện nay không còn là phương pháp được các bác sĩ ưu tiên lựa chọn.
• Cắt trĩ bằng tia laser CO2
Phương pháp cắt trĩ bằng tia laser CO2 trước đây được xem là một bước tiến mới của y học hiện đại. Nguyên lý của phương pháp là sử dụng nguồn khí CO2 chứa trong một hệ thống ống khép kín nhằm tạo ra một nguồn điện mạnh có nhiệt lượng lớn tác động trực tiếp vào búi trĩ. Dưới nhiệt độ cao, cấu trúc của các búi trĩ sẽ bị phá hủy và dần bị loại bỏ khỏi cơ thể.
Phương pháp mang lại hiệu quả cao nhưng có những yêu cầu cao về trình độ chuyên môn của bác sĩ và hệ thống máy móc. Ngoài ra, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, tổn thương các mô lành tính nếu việc điều trị không đảm bảo tính chính xác. Bên cạnh đó, chi phí cắt trĩ bao nhiêu tiền đối với phương pháp này không rẻ, người bệnh cần lưu ý.
• Cắt trĩ bằng phương pháp PPH
Cắt trĩ bằng phương pháp PPH được áp dụng rộng rãi tại nhiều bệnh viện, phòng khám tư nhân hiện nay. Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng máy kẹp để cắt bỏ búi trĩ và phần niêm mạc hậu môn nằm phía trên đường lược bị sa giãn. Từ đó, giúp cấu trúc hậu môn được trở về hình dáng bình thường, bảo vệ chức năng của hậu môn.
Ưu điểm của phương pháp này là ít gây đau đớn, thời gian phục hồi nhanh và hạn chế các tổn thương đến cơ vòng hậu môn nên mang lại tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, chi phí cắt trĩ tốn bao nhiêu tiền của phương pháp này khá cao và thường không được áp dụng cho trường hợp bị trĩ ngoại.
• Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT
Phương pháp HCPT được biết đến là phương pháp cắt trĩ hoạt động dựa trên nguyên lý xâm lấn tối thiểu. Đây là phương pháp được đánh giá là hiệu quả, hiện đại, an toàn và thực hiện nhanh chóng hiện nay.
Phương pháp sử dụng sóng điện cao tần để sản sinh nhiệt của điện trường, kích thích quá trình trao đổi của các ion mang điện. Các ion này sẽ tác động lên thành huyết và làm đông mạch, thắt mạch máu nuôi búi trĩ. Khi búi trĩ không được cung cấp máu sẽ bị teo đi, lúc này bác sĩ sẽ dùng dao điện để cắt bỏ búi trĩ.
Đây là phương pháp cắt trĩ được các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân nên lựa chọn hiện nay. Tuy nhiên, chi phí cắt trĩ hết bao nhiêu tiền bằng phương pháp này khá cao nên người bệnh cần trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi thực hiện.
4. Chi phí cắt trĩ phụ thuộc vào cơ sở y tế thực hiện
Một trong những yếu tố quyết định đến chi phí mổ trĩ hết bao nhiêu tiền chính là chất lượng của cơ sở y tế thực hiện. Tại những địa chỉ y tế uy tín, chất lượng, sở hữu đội ngũ bác sĩ là những chuyên gia sức khỏe hàng đầu, hệ thống máy móc hiện đại, quy trình khám chữa bệnh chuyên nghiệp… thì chi phí khám chữa bệnh trĩ sẽ cao hơn. Tuy nhiên, đổi lại bệnh nhân sẽ được yên tâm về chất lượng khám chữa bệnh, tỷ lệ cắt trĩ thành công cao hơn, bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của bản thân.
Ngược lại, với những cơ sở y tế không uy tín, chi phí chữa bệnh trĩ ngoại hay trĩ nội có thể sẽ thấp hơn. Thế nhưng, nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm là rất lớn do năng lực chuyên môn và hệ thống máy móc y tế có hạn. Lúc này, không chỉ tốn kém về thời gian và chi phí điều trị mà nhiều tổn thương trong cơ thể khó có thể được chữa trị lành lại như ban đầu. Do đó, các chuyên gia luôn khuyên người bệnh nên đặt yếu tố chất lượng khám chữa bệnh của các cơ sở y tế lên hàng đầu.
5. Chi phí cắt trĩ còn phụ thuộc vào chi phí tái khám
Sau khi cắt trĩ, người bệnh cần phải được tái khám theo đúng lịch hẹn để các bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Với những người có sức đề kháng tốt, chăm sóc, vệ sinh vết thương tốt thì sẽ không cần phải tái khám nhiều lần.
Thế nhưng, ở những người bệnh không chăm sóc vết thương tốt, gặp phải các hiện tượng như: chảy máu, chảy dịch, sưng tấy hậu môn… thì cần nhanh đến cơ sở y tế để kiểm tra và tái khám nhiều lần. Do đó, chi phí khám chữa bệnh trĩ mất bao nhiêu tiền lúc này sẽ cao hơn.
Những lưu ý sau khi cắt trĩ
Để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đối với sức khỏe, giúp các vết thương mau chóng lành lại, sau khi cắt trĩ, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:
Vệ sinh hậu môn sạch sẽ hằng ngày
Sau khi cắt trĩ, người bệnh cần chú ý vệ sinh sạch sẽ hậu môn hằng ngày bằng nước ấm. Tuyệt đối không cọ xát mạnh vì dễ gây tổn thương tại vị trí cắt trĩ. Sau khi vệ sinh nên lau khô lại nhẹ nhàng bằng khăn mềm. Lưu ý không rửa vết thương bằng các loại nước lá nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
- Bổ sung các chất xơ, vitamin, khoáng chất có trong rau mồng tơi, rau chân vịt, súp lơ xanh, ăn nhiều nghệ tươi hoặc tinh bột nghệ… để giúp nhuận tràng, tránh táo bón.
- Uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày để hoạt động đào thải chất cặn bã của cơ thể được diễn ra trơn tru, hạn chế tình trạng táo bón.
- Tránh sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá…
- Không ăn các đồ cay nóng, đồ chiên nhiều dầu mỡ, đồ uống có gas… vì dễ gây kích ứng hậu môn.
- Không ăn các thực phẩm tái sống, chưa chín để tránh việc bị nhiễm khuẩn đường ruột, tiêu hóa…
Vận động nhẹ nhàng
Người bệnh sau khi mới cắt trĩ nên chú ý vận động nhẹ nhàng, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu gây đau đớn cho vùng da bị tổn thương. Ngoài ra, bạn nên áp dụng một số bài tập thể thao nhẹ nhàng để giúp khí huyết lưu thông, thúc đẩy nhu động ruột hoạt động trơn tru hơn.
Đặc biệt, trong tuần đầu tiên khi mới cắt trĩ, người bệnh nên hạn chế ngồi xe máy lâu. Điều này sẽ khiến vùng hậu môn bị cọ xát, va chạm vào vết mổ gây chảy máu và đau đớn cho người bệnh.
Không đi đại tiện quá lâu, không nhịn đại tiện
Sau khi cắt trĩ, cảm giác đau tức vùng hậu môn khiến nhiều người sợ đi đại tiện, nhịn đại tiện hoặc ngồi đại tiện quá lâu. Điều này sẽ khiến cho các tĩnh mạch hậu môn dễ bị áp lực, tình trạng trĩ lại sớm quay trở lại.
Do đó, người bệnh nên tập thói quen đi đại tiện vào một giờ cố định, tốt nhất là vào buổi sáng. Không rặn mạnh hoặc ngồi quá lâu khi đi đại tiện để các tổn thương nhanh chóng được lành lại.
Kiêng quan hệ tình dục
Người bệnh nên kiêng quan hệ tình dục sau khi cắt trĩ ít nhất 4 tuần cho vết thương được hoàn toàn lành hẳn. Với những trường hợp xuất hiện các biến chứng như: chảy máu, chảy dịch, sưng tấy… cần phải thăm khám nhiều lần thì thời gian kiêng quan hệ sẽ kéo dài hơn. Tốt nhất, sau khi cắt trĩ người bệnh nên đi tái khám và hỏi ý kiến bác sĩ để tránh làm tổn thương vị trí vết cắt.
Tránh lo lắng, căng thẳng
Việc căng thẳng, lo lắng kéo dài sẽ làm rối loạn nội tiết tố, dễ làm niêm mạc ruột bị co bóp, khiến máu khó lưu thông và dễ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ
Một vấn đề cần lưu ý sau khi cắt trĩ chính là việc người bệnh cần tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Thông thường, sau khoảng 8 tuần kể từ thời điểm cắt trĩ các vết thương sẽ liền lại. Tuy nhiên, nếu sau thời gian này mà hiện tượng chảy máu, chảy dịch, đau rát ở hậu môn vẫn tiếp tục tiếp diễn thì người bệnh cần đi kiểm tra, tránh các biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Trên đây là những giải đáp xung quanh các thắc mắc về chi phí cắt trĩ hết bao nhiêu tiền. Hi vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích, phục vụ quá trình thăm khám và điều trị bệnh được nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Mọi thắc mắc cần được tư vấn, bạn đọc hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến các cơ sở y tế để được trực tiếp kiểm tra.