Cùng với trĩ ngoại thì tỉ lệ người bị trĩ nội cũng rất phổ biến. Vậy bệnh trĩ nội là gì và cách chữa bệnh trĩ nội như thế nào hiệu quả cũng là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều người. Dưới đây là một số thông tin về bệnh trĩ nội mà Blog tư vấn sức khỏe Chao Bacsi muốn gửi tới bạn đọc. Mời các bạn cũng theo dõi!
Bệnh trĩ nội là gì?
Bệnh trĩ nội là hiện tượng hình thành các búi trĩ trong ống hậu môn do sự căng giãn quá mức và phình to của các tĩnh mạch tại đây. So với bệnh trĩ ngoại thì trĩ nội khó phát hiện hơn bởi người bệnh không thể nhìn thấy hay chạm vào được. Chỉ đến khi bệnh chuyển nặng, búi trĩ sa ra ngoài hậu môn thì người bệnh mới có thể sờ thấy hay chạm vào.
Các cấp độ của bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội hình thành và phát triển theo 4 cấp độ bao gồm:
• Bệnh trĩ nội độ 1: Búi trĩ hình thành ở trong ống hậu môn bắt đầu có dấu hiệu sưng, viêm nhẹ nên người bệnh khó có thể nhận ra. Tuy nhiên, nếu như trong quá trình đi đại tiện, bạn dùng giấy vệ sinh lau ở hậu môn mà thấy có lẫn máu sẽ là dấu hiệu rõ ràng nhất của trĩ nội cấp độ 1.
• Bệnh trĩ nội độ 2: Búi trĩ dần phát triển về kích thước. Khi đi đại tiện, búi trĩ có thể sẽ sa ra ngoài nhưng rồi sẽ tự co lên được mà không cần tác động. Người bệnh sẽ cảm thấy đau rát ở hậu môn. Bên cạnh đó, tình trạng đi đại tiện ra máu ở trĩ nội cấp độ 2 tiếp diễn nhiều hơn.
• Bệnh trĩ nội độ 3: Tình trạng sa búi trĩ diễn ra ngày càng nhiều, dịch cũng tiết ra nhiều gây ngứa rát khó chịu. Lúc này, búi trĩ sa ra nhưng không thể tự co lại mà người bệnh cần phải dùng tay đẩy thì búi trĩ mới thụt vào.
• Bệnh trĩ nội độ 4: Đây là giai đoạn nặng nhất của trĩ nội. Lúc này búi trĩ đã quá to và sa hẳn ra ngoài hậu môn, người bệnh không thể dùng tay đẩy vào được nữa. Búi trĩ hình thành cục máu đông khá lớn, rất dễ gây ra lở loét và nhiễm trùng.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội, trong đó không thể không nhắc đến những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Táo bón lâu ngày: Tình trạng táo bón khiến cho người bệnh luôn phải cố rặn mạnh mỗi khi đi đại tiện để đẩy khối phân ra ngoài. Việc này khiến cho các tĩnh mạch ở ống hậu môn bị tổn thương, lâu dần sẽ hình thành búi trĩ nội.
- Do tuổi cao: Tuổi càng cao thì các cơ ở hậu môn ngày càng lão hóa và dần suy yếu nên rất dễ mắc các bệnh lý về hậu môn trực tràng trong đó có trĩ nội.
- Đứng lâu hoặc ngồi nhiều: Những người thường xuyên phải đứng lâu hoặc ngồi nhiều một chỗ là những đối tượng có nguy cơ mắc trĩ cao.
- Khiêng vác nặng nhiều: Việc thường xuyên phải khiêng vác vật nặng sẽ gia tăng áp lực xuống vùng xương chậu. Lâu dần sẽ khiến các tĩnh mạch ở hậu môn căng giãn phình to thành búi trĩ.
- Phụ nữ mang thai: Những chị em mang thai trong 3 tháng cuối của thai kỳ có nguy cơ bị trĩ cao do kích thước thai nhi ngày một lớn gây áp lực đè nặng xuống hậu môn trực tràng nên dễ hình thành bệnh trĩ.
- Do chế độ ăn uống: Việc ăn uống thiếu khoa học như: ăn ít chất xơ, uống ít nước, ăn nhiều đồ dầu mỡ, đồ cay nóng,... là nguyên nhân dẫn đến táo bón và gián tiếp gây nên bệnh trĩ.
- Quan hệ qua đường hậu môn: Việc quan hệ tình dục qua đường hậu môn cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ nội.
- Các nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây nên bệnh trĩ nội như: nhịn đi đại tiện, ngồi quá lâu khi đi cầu, lo lắng, căng thẳng kéo dài, vệ sinh không sạch sẽ vùng hậu môn,...
Các triệu chứng của bệnh trĩ nội
Triệu chứng của bệnh trĩ nội giai đoạn đầu thường không dễ để người bệnh phát hiện. Tuy nhiên, nếu nhận thấy mình có những biểu hiện sau thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay vì rất có thể mình đã mắc trĩ nội:
- Đi ngoài ra máu: Đây là triệu chứng bệnh trĩ nội thường gặp và dễ nhận biết nhất. Người bệnh có thể nhìn thấy máu dính lẫn phân hoặc máu dính trên giấy vệ sinh. Khi bị trĩ nội ở giai đoạn nặng, tình trạng đi ngoài ra máu diễn ra trầm trọng hơn, máu chảy thành từng giọt hoặc thành tia.
- Đau, nóng rát hậu môn: Bên cạnh việc chảy máu thì người bệnh còn thấy cảm giác đau và nóng rát hậu môn mỗi khi đi đại tiện. Mỗi lần đi đại tiện cảm giác như một cực hình, khiến người bệnh sợ đi đại tiện.
- Sa búi trĩ: Triệu chứng này xảy ra khi người bệnh đi đại tiện ra máu được một thời gian. Các búi trĩ đã to và sẽ lòi ra ngoài hậu môn mỗi khi người bệnh đi cầu. Mới đầu thì người bệnh có thể dùng tay đẩy vào nhưng càng về sau búi trĩ càng to thì sẽ sa hẳn ra ngoài và không thể đẩy vào được nữa.
- Ngứa hậu môn: Đây là triệu chứng của bệnh trĩ nội cấp độ 3 và 4. Khi búi trĩ đã sa ra ngoài chảy dịch thì cảm giác ướt át và ngứa ngáy khó chịu ở hậu môn sẽ luôn thường trực với người bệnh.
Các cách chữa bệnh trĩ nội hiệu quả
Bệnh trĩ nội tuy có diễn biến phức tạp nhưng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì vẫn có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Dưới đây là một số cách chữa bệnh trĩ nội được áp dụng khá phổ biến hiện nay mà bạn có thể tham khảo:
Chữa bệnh trĩ nội bằng bài thuốc dân gian
Do bệnh trĩ nằm ở vùng kín nên nhiều người đã lựa chọn cách chữa bệnh trĩ nội tại nhà bằng các bài thuốc dân gian thay vì đến cơ sở y tế điều trị. Một số cách chữa bệnh trĩ dân gian có thể kể đến như:
• Rau diếp cá: Nói đến chữa bệnh trĩ thì không thể không nhắc đến rau diếp cá. Bởi đây vẫn được coi là "thần dược" chữa bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá thì có rất nhiều. Bạn có thể ăn rau diếp cá như ăn rau sống, xay ra thành nước để uống, giã nhuyễn lá diếp cá rồi lấy bã đắp vào búi trĩ hoặc đun lá diếp cá với nước để xông hơi hậu môn.
• Cây lá bỏng: Lá cây bỏng có tính mát, vị hơi chua nên có tác dụng cầm máu, thanh nhiệt hiệu quả. Ngoài ra, khi đắp vào vết thương có tác dụng kháng viêm, giảm đau. Người bị trĩ nội có thể giã nhuyễn lá bỏng để đắp vào búi trĩ trước khi đi ngủ để có tác dụng tốt nhất.
• Dùng phèn chua: Đây chắc hẳn là nguyên liệu quen thuộc với tất cả mọi người, đặc biệt đối với người bị trĩ thì phèn chua sẽ là "cứu cánh" giúp bạn thoát khỏi tình trạng này khá hiệu quả. Bạn chỉ cần bỏ phèn chua vào chậu nước bất kỳ, đợi phèn tan hoàn toàn. Sau đó rửa hậu môn với nước có phèn chua. Đợi một lúc rồi lau khô hậu môn với khăn sạch. Tuy nhiên, phèn chua chỉ có tác dụng với trĩ cấp độ 1 và cấp độ 2. Với những trường hợp bệnh nặng hơn thì cần kết hợp thêm các cách chữa trĩ nội khác để có hiệu quả.
• Cây cúc tần: Lá cây cúc tần có vị đắng, hơi cay, tính ấm, mùi rất thơm. Đây là dược liệu quen thuộc trong các bài thuốc chữa viêm, giảm táo bón, chống nhiễm trùng, giảm sưng và hạn chế ngứa ngáy. Người bệnh có thể lựa chọn cách chữa trĩ nội hiệu quả với cúc tần bằng cách xông lá hoặc uống nước cốt cúc tần. Nếu chọn xông lá, bạn cần đun nóng 1 nắm lá cây cúc tần rửa sạch, rồi xông hậu môn. Còn nếu uống nước cốt cúc tần thì cần giã nhuyễn lá, lọc lấy nước cốt để uống hàng ngày. Nên sử dụng thường xuyên để có hiệu quả tốt.
👉 Lưu ý: Những mẹo chữa bệnh trĩ nội theo dân gian này chỉ nên áp dụng thực hiện đối với những trường hợp mắc bệnh trĩ nội nhẹ, bệnh mới ở giai đoạn đầu cấp độ 1, 2. Còn đối với trường hợp bệnh nặng thì những cách chữa này cho hiệu quả không cao.
Điều trị trĩ nội bằng Tây y
Đối với phương pháp Tây y, chắc chắn sẽ mang hiệu quả nhanh hơn là các cách chữa dân gian, nhưng cần sự hợp tác tuyệt đối giữa bệnh nhân và bác sĩ. Một số cách chữa trĩ nội hiệu quả theo Tây y như:
• Điều trị bằng thuốc: Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc bôi, thuốc giảm đau là những loại thuốc có tác dụng trực tiếp đến búi trĩ, giúp búi trĩ có thể teo giảm theo thời gian, mà không ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, để sử dụng thuốc chữa bệnh trĩ nội hiệu quả, người bệnh cần dùng thuốc theo đơn và nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không được tự ý mua thuốc về điều trị, tránh tình trạng bệnh không khỏi mà còn xảy ra biến chứng gây khó khăn cho việc điều trị sau này.
• Điều trị bằng tiểu phẫu: Một số cách chữa trĩ nội bằng tiểu phẫu đơn giản như chích xơ búi trĩ, thắt vòng cao su để búi trĩ tự rụng, đốt búi trĩ,…. Tuy nhiên, các phương pháp trên chỉ có tác dụng đối với búi trĩ nhỏ, nếu búi trĩ sa hẳn ra ngoài rồi thì không nên áp dụng.
• Phẫu thuật cắt trĩ: Hiện nay, cắt trĩ bằng phương pháp PPH và HCPT là phương pháp điều trị bệnh trĩ nói chung và trĩ nội nói riêng cho hiệu quả điều trị cao lên đến 99%. Đây là kỹ thuật điều trị hiện đại, tiên tiến thường áp dụng cho những bệnh nhân mắc trĩ nội độ 3 và độ 4. Với rất nhiều ưu điểm vượt trội so với những phương pháp truyền thống như: an toàn, hiệu quả triệt để, thời gian tiểu phẫu nhanh, ít gây đau đớn, không biến chứng và thời gian hồi phục ngắn.
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:
Bệnh trĩ nội tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt thường ngày, sức khỏe tinh thần và tâm lý của người bệnh. Vì vậy, nếu phát hiện các dấu hiệu của bệnh trĩ nội, tốt nhất bạn cần đến ngay các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa trĩ để được thăm khám và chữa trị bệnh sớm nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí.
Nếu còn thắc mắc nào khác về bệnh trĩ nội, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để nhận tư vấn và giải đáp trực tiếp miễn phí.