Đi đại tiện ra máu khám ở đâu tốt tại Hà Nội là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay. Theo các chuyên gia, không chỉ là dấu hiệu của chứng táo bón thông thường, đại tiện ra máu còn có thể là triệu chứng cảnh báo các căn bệnh nguy hiểm như: bệnh trĩ, viêm loét đại trực tràng, nứt kẽ hậu môn… Chính vì vậy, nếu gặp phải hiện tượng này, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Tốt nhất, nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Vậy đi ngoài ra máu khám ở đâu tốt nhất? Trong bài viết dưới đây, Blog sức khỏe online Chao Bacsi xin giới thiệu một số phòng khám, bệnh viện chữa chứng đi ngoài ra máu hiệu quả cho người bệnh.
Nguyên nhân đi đại tiện ra máu là gì?
Đi ngoài ra máu hay đại tiện ra máu là hiện tượng gặp phải ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Máu xuất hiện khi đi đại tiện có thể chảy ở từng thời điểm khác nhau. Bạn có thể thấy máu có màu đỏ tươi, đỏ thẫm hoặc màu thâm đen, lẫn trong phân, trong giấy vệ sinh hoặc phun thành tia.
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân đi đại tiện ra máu. Nếu trường hợp này chỉ diễn ra một vài lần có thể do chứng táo bón thông thường gây ra. Trường hợp này không quá nguy hiểm, bạn chỉ cần chú ý đến chế độ ăn uống hoặc bổ sung một số loại thuốc hỗ trợ là có thể điều trị nhanh chóng triệu chứng. Tuy nhiên, nếu đi đại tiện ra máu thường xuyên, lượng máu ra ngày càng nhiều thì có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm như:
1. Bệnh trĩ
Bệnh trĩ là căn bệnh vùng hậu môn trực tràng phổ biến hiện nay với hơn 50 % dân số mắc bệnh (Theo thống kê của Hội Hậu môn Trực tràng học). Biểu hiện ban đầu và dễ thấy nhất của bệnh chính là tình trạng đại tiện ra máu. Máu ban đầu chỉ nhỏ giọt và lẫn trong phân. Tuy nhiên, một thời gian sau có thể phun thành tia khiến người bệnh bị thiếu máu, gây hoa mắt, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ là do các đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị căng giãn và sưng phồng quá mức tạo thành các búi trĩ. Ngồi đứng quá lâu, bê vác vật nặng, chế độ ăn uống thiếu chất xơ, thói quen sinh hoạt không hợp lý… là những yếu tố gây nên áp lực cho các tĩnh mạch và lâu ngày dẫn đến bệnh trĩ.
Không chỉ khiến người bệnh "đứng ngồi không yên", bệnh trĩ nếu không được điều trị kịp thời có thể gây sa nghẹt, hoại tử búi trĩ, mất tự chủ khi đi đại tiện, ảnh hưởng đến hệ thần kinh… Vì vậy, ngay khi bản thân xuất hiện các triệu chứng đi ngoài ra máu kéo dài, người bệnh cần đi thăm khám sớm để tránh các rủi ro không mong muốn có thể xảy ra.
2. Nứt kẽ hậu môn
Không nguy hiểm như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn là hệ quả của chứng táo bón kéo dài gây ra. Theo đó, khi bị táo bón, người bệnh không thể đi lại một cách tự nhiên, thường phải rặn mạnh, ngồi lâu trong nhà vệ sinh. Điều này về lâu dài sẽ khiến cho các ống hậu môn bị nứt, rách, sưng phù, chảy máu khi đi đại tiện, dẫn đến tình trạng bội nhiễm, lở loét hậu môn.
Đa phần, người bị nứt kẽ hậu môn có thể tự chữa tại nhà. Tuy nhiên, nếu sau 1 tháng bệnh tình không có sự thuyên giảm hoặc các triệu chứng nặng hơn, người bệnh cần tới gặp bác sĩ. Việc điều trị bệnh lúc này là rất cần thiết để tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm như: thiếu máu cấp, nhiễm trùng hậu môn, áp xe hoặc hoại tử hậu môn…và đặc biệt là ung thư hậu môn.
3. Polyp trực tràng
Polyp trực tràng là sự tăng sinh quá mức của lớp niêm mạc ruột kết tạo thành những khối u nằm ở thành ruột hoặc trực tràng. Đa phần các khối u đều là lành tính. Tuy nhiên, một số ít có thể chuyển thành ác tính, đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu phát hiện muộn.
Các chuyên gia nhận định, polyp trực tràng thường không có các triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên, nếu như người bệnh đi cầu ra máu và đột ngột bị tiêu chảy hoặc táo bón trong nhiều ngày thì nguy cơ mắc bệnh là rất cao. Lúc này cần đến bệnh viện, phòng khám càng sớm càng tốt để có phương án chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả nhất.
4. Viêm đại trực tràng
Viêm đại trực tràng là bệnh về đường tiêu hóa thường hay gặp hiện nay. Đây là căn bệnh viêm mạn tính, có tính chất tự miễn, gây loét và xuất huyết đại tràng, tổn thương lan tỏa niêm mạc và dưới niêm mạc. Vị trí viêm nhiễm thường ở trực tràng và giảm dần khi đến đại tràng phải.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc có nhầy máu, sụt cân, thiếu máu, đôi khi phù do thiếu dinh dưỡng. Một số trường hợp nặng còn gây sốt, các mạch máu sung huyết.
Nếu không được điều trị kịp thời, viêm đại trực tràng có thể gây phình giãn đại tràng, thủng đại tràng, xuất huyết tiêu hóa và cả ung thư. Đây là những biến chứng đặc biệt nguy hiểm mà người bệnh cần chú ý.
5. Ung thư đại trực tràng
Không loại trừ khả năng tình trạng đại tiện ra máu là biểu hiện của bệnh ung thư đại trực tràng. Đây là căn bệnh ung thư ảnh hưởng trực tiếp đến ruột già, trực tràng và đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.
Bên cạnh tình trạng đại tiện ra máu, bệnh còn kèm thêm các triệu chứng như: táo bón, đau bụng, buồn nôn, phân lỏng và dẹt, tiểu buốt, giảm cân đột ngột, cơ thể mệt mỏi…Phát hiện ung thư đại trực tràng càng sớm thì hiệu quả điều trị bệnh càng cao, tránh để xảy ra các vấn đề rủi ro nguy hiểm cho cơ thể.
Ngoài ra, nguyên nhân đi ngoài ra máu có thể do mắc các căn bệnh khác như: xuất huyết tiêu hóa, viêm loét đại trực tràng, nhồi máu do tắc mạch treo…Vì vậy, nếu gặp phải tình trạng này trong một thời gian, người bệnh cần tới gặp bác sĩ để có những phương án bảo vệ sức khỏe bản thân được tốt nhất.
Đại tiện ra máu khám khoa nào?
Nhiều người thường thắc mắc khi đại tiện ra máu khám ở khoa nào là đúng? Theo các chuyên gia, đi ngoài ra máu là vấn đề bất thường ở đường hậu môn – trực tràng. Vì vậy, nếu gặp phải hiện này, người bệnh nên đến chuyên khoa Hậu môn – trực tràng của các bệnh viện, phòng khám uy tín để thăm khám.
Đi đại tiện ra máu khám ở đâu tốt?
Hiện nay, có khá nhiều cơ sở y tế khám chữa các bệnh đường hậu môn – trực tràng. Tuy nhiên, không phải tất cả đều đảm bảo uy tín, chất lượng. Vì vậy, trước khi đi khám, người bệnh cần tìm hiểu kỹ lưỡng, tham khảo ý kiến của bệnh nhân và các chuyên gia để có thể lựa chọn địa chỉ chính xác, giúp mang lại kết quả điều trị tốt, đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí.
Đi ngoài ra máu nên khám ở đâu? Dưới đây là một số chia sẻ của anh Phạm Long, một bệnh nhân từng thăm khám và điều trị tình trạng đi cầu ra máu. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
1. Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh
Trước khi đi khám bệnh tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, tôi có tới một số các cơ sở y tế khác để kiểm tra. Tuy nhiên, theo đánh giá cá nhân, đây là địa chỉ khiến tôi cảm thấy yên tâm và tin tưởng nhất cả về chất lượng khám chữa bệnh, dịch vụ chăm sóc và chi phí điều trị.
Ngay khi vừa bước vào cửa phòng khám, tôi đã được nhân viên y tế chào hỏi và hướng dẫn tận tình các bước đăng ký thủ tục thăm khám. Rất nhanh chóng, sau khoảng 5 phút, tôi được hướng dẫn tới chuyên khoa Hậu môn – trực tràng và gặp bác sĩ tại đây. Ban đầu bản thân khá lo lắng, hồi hộp nhưng với sự thân thiện, gần gũi của bác sĩ, tôi bắt đầu có cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn, trao đổi các thông tin về tình trạng sức khỏe cũng như hỏi đáp bác sĩ những vấn đề thắc mắc của bản thân.
Thú thật, ban đầu tôi có hơi dè chừng về trình độ bác sĩ và hệ thống máy móc tại phòng khám tư nhân. Tuy nhiên, khi đến đây, mọi suy nghĩ này đều không còn. Thông tin của các bác sĩ thăm khám bệnh tại đây đều được công khai rõ ràng trước sảnh phòng khám. Theo đó, tất cả các bác sĩ làm việc tại đây đều là những người được đào tạo chuyên môn bài bản, có nhiều năm kinh nghiệm, nhiều người từng có thời gian dài giữ chức vụ quan trọng tại các bệnh viện lớn trên cả nước.
Bác sĩ thăm khám bệnh cho tôi là bác sĩ Trịnh Giang Lợi, người có nhiều năm làm việc tại bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Vinmec và từng có 2 năm tu nghiệp tại Mỹ. Vì vậy, tôi rất yên tâm về kết quả thăm khám bệnh.
Một ưu điểm nữa khiến tôi đánh giá cao chất lượng của phòng khám chính là quy trình thăm khám bệnh nghiêm ngặt, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật và vấn đề an toàn vệ sinh. Dụng cụ y tế, máy móc thăm khám, xét nghiệm tại đây đều được vô trùng tuyệt đối trước khi sử dụng. Do đó, bản thân người bệnh sẽ không phải lo lắng về tình trạng nhiễm trùng hay nguy cơ lây nhiễm bệnh chéo từ người này sang người khác.
Bác sĩ chẩn đoán tôi bị đại tiện ra máu là do nứt kẽ hậu môn. May mắn là căn bệnh này mới khởi phát nên chỉ cần sử dụng một số loại thuốc bôi và thuốc uống là có thể làm lành vết thương, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm. Sau khi hướng dẫn liều lượng sử dụng và tư vấn các biện pháp kiêng cử, bản thân tôi không còn cảm thấy lo lắng về sức khỏe như trước.
Đến khám bệnh vào mùa hè, thời tiết có phần nắng nóng nhưng khi đặt chân đến phòng khám, với không gian sạch sẽ, thoáng mát, dàn điều hòa được bố trí hợp lý khiến tôi không còn cảm thấy mệt mỏi khó chịu. Bên cạnh đó, hệ thống các tiện ích miễn phí như: wifi, thang máy, tivi, sách báo… sẽ khiến người bệnh được thư giãn, có cảm giác như đang đi nghỉ dưỡng chứ không chỉ đơn thuần là tới khám chữa bệnh.
Bạn cũng đừng quá lo về chi phí khám chữa bệnh tại đây. Theo đó, các khoản phí thăm khám bệnh đều được công khai minh bạch, cụ thể tại sảnh lớn của phòng khám với mức giá bình dân. Đặc biệt, phí khám nam khoa và phụ khoa bao gồm 9 hạng mục kiểm tra chỉ có giá 280.000 đồng/lượt, chi phí thực hiện tiểu phẫu được giảm 30% so với giá gốc. Vì vậy, đi ngoài ra máu khám ở đâu tốt? Tôi khuyên bạn nên tới phòng khám Hưng Thịnh 380 Xã Đàn để đảm bảo kết quả kiểm tra được chính xác, nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm.
2. Bệnh viện Trung ương quân đội 108
Bệnh viện Trung ương quân đội 108 là bệnh viện đầu tiên tôi đến khám sau khi bản thân luôn gặp phải tình trạng đi ngoài ra máu. Là bệnh viện có quy mô lớn lại thuộc tuyến cuối của ngành Quân y nên nhìn chung, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại đây khá đảm bảo. Nếu bạn đang thắc mắc không biết đi cầu ra máu khám ở đâu tốt thì chuyên khoa Hậu môn – Trực tràng của bệnh viện là địa chỉ mà người bệnh có thể yên tâm lựa chọn.
Ấn tượng đầu tiên của tôi khi đến đây là cảm giác choáng ngợp trước hệ thống cơ sở hạ tầng khang trang, hiện đại của bệnh viện. Hai tòa nhà mới xây cao 22 tầng được thiết kế thông minh với các phòng ban chức năng được bố trí hợp lý, rõ ràng khiến bản thân khá yên tâm khi bước chân vào cánh cửa của bệnh viện.
Sau khi mua sổ khám bệnh, điền đầy đủ thông tin, tôi được hướng dẫn tới khoa Tiêu hóa của bệnh viện. Số lượng bệnh nhân chờ đợi thăm khám ở đây đã rất đông nên sau bản thân phải chờ khá lâu mới đến lượt gặp bác sĩ. Vì vậy, tôi khuyên bạn nếu muốn đi khám bệnh tại bệnh viện Trung ương quân đội 108 cần sắp xếp thời gian cá nhân hợp lý để không làm ảnh hưởng đến công việc và đời sống sinh hoạt.
Sau khi thăm hỏi, đo nhịp tim và huyết áp, bác sĩ bắt đầu kiểm tra lâm sàng, siêu âm và chỉ định tôi thực hiện một số các xét nghiệm cần thiết. Tiếp tục chờ đợi thêm khoảng 1 giờ đồng hồ, để có kết quả kiểm tra, bác sĩ gọi tôi vào phòng để thông báo tình trạng bệnh cũng như tư vấn hướng giải quyết. Với đội ngũ chuyên gia giỏi cùng hệ thống máy móc hiện đại nên tôi hoàn toàn tin tưởng vào kết quả chẩn đoán. Tuy nhiên, việc phải chờ đợi quá lâu khiến bản thân cảm thấy khá mệt mỏi và khó chịu.
Đi cầu ra máu khám ở đâu tốt? Bệnh viện Trung ương quân đội 108 là địa chỉ mà bạn có thể tham khảo. Lưu ý rằng nếu không muốn chờ đợi lâu hãy chọn gói khám bệnh theo yêu cầu. Gói khám này sẽ có chi phí cao hơn bình thường nên người bệnh cần tìm hiểu kỹ trước.
3. Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
Với những bệnh nhân ở Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc chắc hẳn không còn xa lạ với tên gọi bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức hay còn được gọi tắt là bệnh viện Việt Đức. Đây là bệnh viện có quy mô lớn và nổi tiếng trên cả nước hiện nay. Vì vậy, nếu bản thân gặp phải các vấn đề bất thường, nhiều người thường ưu tiên tới bệnh viện Việt Đức để thăm khám.
Sau vài ngày uống thuốc điều trị bệnh tại nhà chưa thấy rõ hiệu quả, tôi có đến bệnh viện Việt Đức kiểm tra lại. Mặc dù đã lường trước, đến khám bệnh ngay từ sáng sớm nhưng vẫn không tránh khỏi việc xếp hàng chờ đợi hàng giờ đồng hồ. Kết quả chẩn đoán vẫn như các lần trước nhưng bác sĩ có kê một số loại thuốc khác và hướng dẫn kỹ các trường hợp bất thường có thể xảy ra và cách xử lý.
Với đội ngũ bác sĩ giỏi và hệ thống máy móc hiện đại, được nhập khẩu từ các nước có nền y học phát triển, quá trình thăm khám bệnh diễn ra khá nhanh chóng và an toàn. Tuy nhiên, theo đánh giá của tôi, bệnh viện vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế nhất định trong dịch vụ chăm sóc. Theo đó, bên cạnh tình trạng quá tải chưa được giải quyết, hệ thống quạt tại sảnh chờ khá ít nên nếu đi khám bệnh vào mùa hè sẽ cảm thấy khá nóng nực, ngột ngạt. Thêm vào đó, vấn đề vệ sinh tại bệnh viện chưa được chú ý nên bản thân khá dè chừng mỗi lần khám bệnh tại đây.
4. Bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn
Đi đại tiện ra máu khám chữa ở đâu tốt? Nếu bạn không muốn tới các bệnh viện tuyến Trung ương với đông đúc bệnh nhân, thì đa khoa Thanh Nhàn là địa chỉ mà bạn nên lựa chọn.
Đến khám bệnh vào buổi chiều giữa tuần, số lượng bệnh nhân không quá đông, tôi chỉ mất hơn 30 phút chờ đợi là tới lượt khám. Bác sĩ tại bệnh viện cũng khá thân thiện, trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân các câu hỏi về tình trạng sức khỏe cũng như giải đáp các thắc mắc về bệnh. Do đó, cảm giác hồi hộp, lo lắng ban đầu sẽ nhanh chóng biến mất.
Chi phí khám bệnh tại bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn theo ý kiến của tôi là không quá cao, phù hợp với chất lượng và dịch vụ chăm sóc. Người bệnh được quyền lựa chọn bác sĩ thăm khám và điều trị cho bệnh. Tùy theo năng lực, tay nghề của bác sĩ mà mức giá này sẽ có sự điều chỉnh.
5. Phòng khám đa khoa Thái Hà
Phòng khám đa khoa Thái Hà là một trong số ít các phòng khám đa khoa tư nhân mà tôi lựa chọn để khám chữa tình trạng đi cầu ra máu. Vài năm trở lại đây, thấy số lượng bệnh nhân tới đây để kiểm tra và điều trị bệnh ở phòng khám không ngừng gia tăng nên tôi cũng có chút tò mò.
So với các cơ sở y tế công lập, việc thăm khám bệnh tại đây diễn ra khá nhanh chóng do bệnh nhân không phải chờ đợi lâu. Thủ tục đăng ký khám bệnh cũng khá đơn giản và được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể nên bản thân không gặp phải các vấn đề thắc mắc. Sau khi làm xong thủ tục, nhân viên y tế trực tiếp đưa tôi tới khoa Hậu môn – Trực tràng nằm ở tầng trên của tòa nhà để gặp bác sĩ. Thời gian chờ đợi không quá lâu nên bạn sẽ không cảm thấy quá lo lắng cũng như không làm ảnh hưởng đến công việc.
Ấn tượng của tôi với bệnh viện chính là thái độ phục vụ thân thiện, nhiệt tình của đội ngũ y bác sĩ. Không chỉ giải thích kết quả kiểm tra, bác sĩ còn tư vấn, giải đáp cụ thể các thắc mắc của người bệnh và các biện pháp kiêng cữ, phòng tránh bệnh hiệu quả. Chi phí thăm khám bệnh tại đây theo tôi là khá hợp lý, ngang bằng với nhiều cơ sở y tế khác nên bạn không cần quá lo lắng.
6. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Nếu bạn đang thắc mắc đi ngoài ra máu khám ở đâu Hà Nội tốt thì bệnh viện Đại học Y Hà Nội là địa chỉ bạn nên tham khảo. Với tôi, đây là một trong số ít cơ sở y tế tại Hà Nội đảm bảo các yêu cầu về kết quả thăm khám, chi phí điều trị và không gian khám chữa bệnh.
Bác sĩ làm việc tại bệnh viện là những chuyên gia sức khỏe có nhiều năm kinh nghiệm, có nhiều công trình nghiên cứu y khoa giá trị. Bên cạnh đó, hiện nay bệnh viện đang sử dụng nhiều hệ thống máy móc thăm khám và hỗ trợ phẫu thuật điều trị bệnh tiên tiến trên thế giới. Vì vậy, thời gian thăm khám sẽ được diễn ra nhanh chóng, chính xác và tuyệt đối an toàn.
Ngoài ra, bệnh viện Đại học Y Hà Nội là một trong số ít cơ sở y tế công lập đảm bảo không gian thăm khám bệnh sạch sẽ, thoáng mát. Khuôn viên bệnh viện khá rộng và có nhiều cây xanh nên người bệnh sẽ không cảm thấy khó chịu, ngột ngạt khi đi khám bệnh tại đây.
Tuy nhiên, điểm hạn chế của bệnh viện chính là việc liên tục trong tình trạng quá tải. Số lượng bệnh nhân thăm khám mỗi ngày ở đây rất lớn nên việc bệnh nhân phải chờ đợi hàng giờ đồng hồ để được thăm khám là điều khó tránh phải. Nếu bạn có sức khỏe không tốt hoặc công việc bận rộn, nên lựa chọn gói khám dịch vụ để giảm thiểu tối đa thời gian chờ đợi.
7. Bệnh viện Bạch Mai
Bệnh viện Bạch Mai là địa chỉ đầu tiên tôi lựa chọn để khám chữa bệnh đi ngoài ra máu. Được biết đến là bệnh viện hạng đặc biệt của cả nước với quy mô lớn, nên khi đến đây khám bệnh, tôi có cảm giác khá yên tâm.
Đúng như dự đoán, dù đã đến khá sớm, trước cả giờ khám bệnh nhưng tại sảnh đăng ký của bệnh viện đã rất đông bệnh nhân. Hơn 3 tiếng chờ đợi, mới tới lượt khám bệnh của tôi. Thời tiết Hà Nội mấy ngày hôm nay nắng nóng cộng với việc bệnh nhân đông đúc, chen lấn trong không gian chật hẹp khiến bản thân tôi cảm thấy khá mệt mỏi, khó thở. Vì vậy, tôi khuyên mọi người nếu đến bệnh viện Bạch Mai để khám bệnh sớm cần chú ý sắp xếp thời gian cá nhân hợp lý. Tốt nhất nên đặt lịch khám trước để hạn chế thời gian chờ đợi.
Bằng trình độ chuyên môn, tay nghề cao của đội ngũ y bác sĩ, hệ thống máy móc khám chữa bệnh hiện đại, kết quả chẩn đoán bệnh tại bệnh viện luôn được diễn ra với độ chính xác cao. Sau khi nhận được kết quả, bác sĩ có gọi tôi vào phòng và trao đổi thêm một số thông tin, chỉ định phương pháp điều trị phù hợp và hẹn lịch tái khám. Nhìn chung, bản thân tôi khá yên tâm về kết quả kiểm tra nhưng do việc phải chờ đợi khá lâu nên cảm thấy khá e ngại mỗi khi tới khám bệnh tại đây.
Đi cầu ra máu khám ở đâu tốt? Tóm lại, sau khi tới khám bệnh tại nhiều cơ sở, Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh là địa chỉ y tế mà tôi cảm thấy hài lòng nhất. Sau một thời gian tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ tại đây, tình trạng đại tiện ra máu đã không còn diễn ra, căn bệnh nứt kẽ hậu môn cũng đã được điều trị khỏi hoàn toàn. Vì vậy, đây là địa chỉ y tế ưu tiên hàng đầu của tôi và cả gia đình trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
• Khám bệnh trĩ ở đâu tốt nhất
• Chi phí cắt trĩ bao nhiêu tiền
• Cách chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả
• Tư vấn bệnh trĩ online miễn phí
Hi vọng, với những chia sẻ về hiện tượng đi đại tiện ra máu cũng như địa chỉ khám chữa bệnh uy tín trong bài viết đã giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp quá trình điều trị bệnh được diễn ra an toàn, hiệu quả. Mọi thắc mắc về sức khỏe hoặc muốn đặt lịch khám bệnh sớm để nhận được ưu đãi lớn, bạn đọc hãy gọi ngay đến hotline… hoặc trao đổi qua cổng chat hiển thị bên góc màn hình để được các chuyên gia hỗ trợ nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí. Chúc bạn sức khỏe!