Sđtbanner leftChat zaloMessengerBanner topbanner-uudai
Hỏi bác sĩHotline

Đau tinh hoàn bên trái, phải là bệnh gì? Cách chữa trị

December 16, 2019
Bệnh nam khoa

Hiện tượng sưng đau tinh hoàn là bị bệnh gì, nguyên nhân do đâu và cách chữa đau tinh hoàn bên trái hay bên phải ở nam giới là vấn đề được không ít người quan tâm. Bởi đau tinh hoàn là một trong những hiện tượng diễn ra khá phổ biến ở bộ phận sinh dục nam. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản và gây vô sinh ở nam giới. Do đó, nắm bắt những kiến thức về bệnh là cách tốt nhất để phòng tránh cũng như phát hiện sớm để đi khám chữa. Sau đây, hãy cùng Blog sức khỏe Chao Bacsi tìm hiểu về hiện tượng đau tinh hoàn.

>> Đau tinh hoàn khám ở đâu

Hiện tượng đau tinh hoàn là gì?

Đau tinh hoàn là hiện tượng nam giới cảm thấy đau tức, khó chịu tại tinh hoàn (bên trong bìu). Người bệnh có thể bị đau tinh hoàn bên trái hoặc bên phải hoặc bị đau cả hai bên tinh hoàn cùng một lúc. Tình trạng này khiến cho nam giới luôn có cảm giác đau nhức nhối dù là đi, đứng hay ngồi gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày, đời sống tình dục cũng như đe dọa chức năng sinh sản của phái mạnh.

Nguyên nhân gây đau tinh hoàn

Các chuyên gia khám nam khoa cho biết, có 2 nguyên nhân chính gây ra hiện tượng đau tinh hoàn ở nam giới đó là: tác nhân vật lý và các bệnh lý.

Nguyên nhân đau tinh hoàn do các tác nhân vật lý

Nguyên nhân đau tinh hoàn bên trái hoặc đau tinh hoàn bên phải ở nam giới có thể là do những ảnh hưởng của tác nhân vật lý như: chấn thương, va đập trong hoạt động hàng ngày, quan hệ tình dục quá thô bạo, mặc đồ lót quá chật, thường xuyên thủ dâm... Ở mỗi nguyên nhân lại làm cho tinh hoàn bị đau một cách khác nhau.

- Quan hệ tình dục thô bạo: Đây là một trong những nguyên nhân gây đau tinh hoàn khá phổ biến của nam giới. Việc quan hệ tình dục một cách thô bạo và nhiều lần có thể làm cho tinh hoàn bị đau. Nam giới có thể bị đau tinh hoàn trái hoặc đau tinh hoàn phải. Lý do xảy ra hiện tượng này là do trạng thái bị ức chế và máu không thể lưu thông được dẫn tới tình trạng đau nhức.

- Các chấn thương và va đập: Nguyên nhân đau tinh hoàn này cũng xảy ra ở nhiều nam giới khi thực hiện những hoạt động thể dục thể thao và các môn thể thao ảnh hưởng nhiều nhất như: đá bóng, cưỡi ngựa, đạp xe... Đây cũng chính là nguyên nhân khiến tinh hoàn bị tổn thương, tụ máu và dẫn đến sưng đau. Bên cạnh đó những nam giới lao động nặng nhọc, thường xuyên phải mang vác nhiều đồ, cũng là nguyên nhân làm cho tinh hoàn bị đau nhức.

- Thường xuyên thủ dâm: Hoạt động thủ dâm diễn ra khá phổ biến ở nam giới. Tuy nhiên, rất nhiều người không hề hay biết việc thủ dâm quá độ, thủ dâm bằng những vật nhọn tác động sẽ khiến cho nam giới bị đau tinh hoàn. Các cơn đau này có thể lan từ tinh hoàn bên phải sang bên trái.

- Mặc đồ lót quá chật: Có rất nhiều nam giới có sở thích mặc quần lót quá chật mà không hề hay biết chính điều này đã làm cho quá trình lưu thông của máu tại tinh hoàn bị cản trở, thậm chí là ức chế hoạt động lưu thông máu. Điều này khiến cho tinh hoàn của nam giới bị tổn thương và dẫn đến tình trạng đau tinh hoàn. Do đó, nam giới cần lưu ý trong cách lựa chọn trang phục để tinh hoàn không gặp phải những tổn thương.

Nguyên nhân đau tinh hoàn do bệnh lý

Vậy bị đau tinh hoàn là bệnh gì? Triệu chứng đau tinh hoàn ở nam giới kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng tình dục và khả năng sinh sản sau này. Ngoài các tác nhân vật lý thì đau tinh hoàn còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý sau đây:

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Đây là căn bệnh phổ biến ở tinh hoàn của nam giới. Giãn tĩnh mạch thừng tinh làm cho tinh hoàn đau nhức một bên, chủ yếu là đau tinh hoàn trái. Bệnh có dấu hiệu đặc trưng là các tĩnh mạch ở tinh hoàn bị giãn và xoắn lên một các bất thường.

Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh có rất ít các triệu chứng ở những giai đoạn đầu. Nhưng khi tình trạng này tiến triển và ở những giai đoạn cuối thì sẽ có cảm giác đau nhức và các cơn đau này sẽ gia tăng khi nam giới hoạt động mạnh.

Viêm tinh hoàn, viêm mào tinh

Viêm tinh hoàn hay viêm mào tinh hoàn là bệnh lý khá nguy hiểm đối với nam giới. Bệnh chủ yếu do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng lây qua đường tình dục. Căn bệnh này thường xảy ra với nam giới trong độ tuổi có hoạt động tình dục mạnh từ 20 đến 40 tuổi.

Các triệu chứng của viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn rất hay gặp phải là: 1 bên tinh hoàn sưng to và cứng, đau buốt tinh hoàn, đau tinh hoàn một bên, đau khi quan hệ tình dục, trong khi quan hệ xuất hiện mủ và máu trong tinh dịch... Nếu nam giới đang gặp phải các dấu hiệu trên thì mau chóng đi thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn

Trong số các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau tức tinh hoàn thì không thể không kể đến căn bệnh xoắn tinh hoàn. Xoắn tinh hoàn là tình trạng thừng tinh bị xoắn lại và làm chậm nguồn máu nuôi tinh hoàn. Thời gian làm xoắn tinh hoàn kéo dài làm gây ra nhiều tác hại đến nhu mô tinh hoàn.

Triệu chứng điển hình của xoắn tinh hoàn ở giai đoạn đầu thường là đau tinh hoàn nhưng không sưng. Sau khi tình trạng trở nặng các dấu hiệu có thể rõ ràng hơn như: đau dữ dội, đột ngột ở một bên tinh hoàn, có thể là đau 1 bên tinh hoàn trái, cũng có thể là đau tinh hoàn phải. Nếu không chữa trị khi ở tình trạng này nam giới có nguy cơ phải cắt bỏ tinh hoàn.

Thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn cũng có các dấu hiệu đặc trưng là hiện tượng đau tinh hoàn và bụng dưới. Thoát vị bẹn là căn bệnh thường gặp ở nam giới và được xảy ra ở nơi tinh hoàn nối với cơ thể. Căn bệnh này cũng cần được thăm khám và điều trị sớm nếu không sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Nam giới khi mắc căn bệnh này sẽ có những biểu hiện như: tức nặng tại vùng bẹn, một bên tinh hoàn to lên thành khối, các khối này sẽ càng to lên nếu người bệnh di chuyển và hoạt động mạnh. Căn bệnh này sẽ thường phải thực hiện phẫu thuật để điều trị dứt điểm, không nên kéo dài tình trạng này.

Sỏi thận

Sỏi thận là căn bệnh hết sức quen thuộc mà nhiều người gặp phải. Những nam giới bị sỏi thận, sẽ khiến cho vùng tinh hoàn phải chịu nhiều áp lực, điều này làm cho nam giới thỉnh thoảng đau tinh hoàn và đau lưng. Tuy sỏi thận không gây cho tinh hoàn quá nhiều nguy hiểm nhưng người bệnh cũng nên đặc biệt lưu ý.

Ung thư tinh hoàn

Triệu chứng đau nhức tinh hoàn kéo dài được các chuyên gia y tế cảnh báo có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư tinh hoàn. Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và khó phát hiện.

Tuy nhiên, thực tế là ung thư tinh hoàn rất hiếm gặp và rất ít nam giới gặp phải hiện tượng đau khi bị ung thư tinh hoàn. Thế nhưng, để đảm bảo an toàn thì việc thăm khám vẫn là điều hết sức cần thiết.

Đau tinh hoàn có nguy hiểm không?

Nhiều nam giới băn khoăn không biết hiện tượng đau tinh hoàn có nguy hiểm không. Theo các chuyên gia, hiện tượng này không những nguy hiểm mà nó còn khiến cho người bệnh gặp phải ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt hàng ngày, cụ thể như là:

- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Đau tinh hoàn luôn làm cho nhiều nam giới rất bất tiện trong cuộc sống, cảm thấy khó khăn khi đứng, ngồi hay di chuyển và các hoạt động hàng ngày. Đặc biệt cảm giác đau nhức tinh hoàn làm cho người bệnh vô cùng khó chịu.

- Ảnh hưởng đến nhu cầu tình dục: Đau tinh hoàn ngoài ảnh hưởng đến cuộc sống, nó còn làm cho nam giới có thể suy giảm chức năng tình dục. Nhiều người bị đau tinh hoàn sẽ mất hoàn toàn nhu cầu tình dục hoặc khi quan hệ sẽ không đạt được những khoái cảm như mong muốn.

- Gây nên vô sinh hiếm muộn: Tinh hoàn là bộ phận sản xuất tinh trùng, do đó việc đau tinh hoàn kéo dài có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng, làm chất lượng tinh trùng bị giảm sút. Từ đó sẽ làm cho nam giới dễ mắc phải tình trạng vô sinh hiếm muộn.

- Ung thư tinh hoàn dẫn đến nguy cơ tử vong cao: Tuy đây là căn bệnh khá hiếm gặp ở nhiều nam giới, nhưng không có nghĩa là không thể xảy ra. Ung thư tinh hoàn là căn bệnh làm cho nam giới có thể đối mặt với nguy cơ tử vong cao.

Cách chữa đau tinh hoàn

Để có thể đưa ra cách chữa đau tinh hoàn hiệu quả, người bệnh cần được kiểm tra và xác định nguyên nhân. Từ đó, bác sĩ mới có thể đưa ra những phác đồ chữa trị đau tinh hoàn một cách chính xác nhất. Hiện nay, cách chữa đau tinh hoàn phổ biến ở các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa là những phương pháp sau:

Chữa đau tinh hoàn bằng thuốc

Phương pháp điều trị bằng thuốc chủ yếu phù hợp với những người mắc chứng đau tinh hoàn ở dạng nhẹ, các dạng viêm nhiễm. Các loại thuốc chữa đau tinh hoàn chủ yếu là thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm và thuốc giảm đau.

Cách giảm đau tức tinh hoàn này có tác dụng giúp người bệnh giảm đi các triệu chứng đau nhức, viêm nhiễm, sưng tấy... Những loại thuốc này sẽ hạn chế vùng viêm nhiễm được lan rộng, kích thích sản xuất các tế bào mới, từ đó vùng thương tổn này được khắc phục.

Lưu ý: Khi sử dụng bất cứ loại thuốc điều trị đau tinh hoàn nào, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, tránh tình trạng dị ứng thuốc, sốc thuốc do sử dụng quá liều lượng. Trong trường hợp áp dụng cách chữa đau tinh hoàn tại nhà bằng thuốc có bất cứ dấu hiệu gì bất thường cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra kịp thời.

Chữa đau tinh hoàn bằng can thiệp ngoại khoa

Phẫu thuật can thiệp ngoại khoa là cách điều trị đau tinh hoàn hiệu quả được áp dụng với những trường hợp người bệnh mắc các căn bệnh như: xoắn tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh, thoát vị bẹn... Phẫu thuật ngoại khoa sẽ giúp cho các bệnh tinh hoàn được trở lại trạng thái ban đầu.

Những phương pháp này có thể là phẫu thuật thắt tĩnh mạch thừng tinh hoặc là các phẫu thuật để tháo xoắn tinh hoàn. Điều này sẽ giúp cho nam giới đảm bảo được chức năng sinh sản của mình. Tuy nhiên, đây đều là những phẫu thuật đòi hỏi trình độ chuyên môn cao của bác sĩ thực hiện. Do đó, để đảm bảo việc điều trị được hiệu quả thì nam giới cần lựa chọn những địa chỉ khám chữa đau tinh hoàn uy tín để tiến hành.

Những lưu ý khi điều trị đau tinh hoàn

Để hỗ trợ điều trị đau tinh hoàn hiệu quả, nam giới cần lưu ý theo những điều sau đây:

- Tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

- Thăm khám định kỳ khi có lịch hẹn.

- Xây dựng các chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.

- Không nên tự ý điều trị bằng những bài thuốc không rõ nguồn gốc.

- Sử dụng trang phục rộng rãi, thoải mái với kích cỡ phù hợp nhất.

- Thường xuyên kiểm tra vùng tinh hoàn bằng cách sờ nắm và quan sát ở vùng bìu.

- Hạn chế các môn thể thao vận động mạnh như: cưỡi ngựa, đi xe đạp và đá bóng.

Nam giới nên biết đau tinh hoàn là hiện tượng không thể coi thường và bỏ qua. Bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng sinh sản của nam giới. Chính vì thế nên khi có bất cứ dấu hiệu nào của chứng đau tinh hoàn, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị sớm.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

• Bị đau tinh hoàn khám ở đâu

Khám bộ phận sinh dục nam ở khoa nào

Chữa viêm đường tiết niệu ở đâu

Quy trình cắt bao quy đầu

Trên đây là bài viết chia sẻ về đau tinh hoàn là bệnh gì, nguyên nhân và cách chữa trị. Mong rằng những thông tin mà Chao Bacsi cung cấp sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc khác, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn giải đáp trực tiếp.

Hỏi bác sĩ
Bác sĩ Lê Văn Điển

Bác sĩ Lê Văn Điển là bác sĩ chuyên khoa I ngoại Nam khoa và Tiết Niệu. Bác sĩ đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong việc khám chữa các bệnh nam khoa, tiết niệu, bệnh xã hội, luôn tận tâm với nghề và mong muốn giúp cho mọi người luôn khỏe mạnh. Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội và được cấp bằng Bác sĩ Ngoại Khoa năm 1988, sau đó bác sĩ công tác tại khoa Ngoại bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương từ 1989 - 2005. Trong thời gian này, bác sĩ không ngừng nỗ lực, học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa nên được bệnh viện đa khoa Hải Dương bổ nhiệm chức vụ Phó khoa Ngoại vào năm 2000. Sau đó, bác sĩ chuyển công tác tại Khoa Ngoại bệnh viện đa khoa An Việt từ 2005-2011.

Bác sĩ Lê Văn Điển tham vấn y khoa cho ChaoBacsi với các bài viết về lĩnh vực nam khoa - tiết niệu, bệnh xã hội, bệnh trĩ,...

Bài viết cùng chuyên mục

Nhập số điện thoại để được bác sĩ tư vấn miễn phí

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Mọi thông tin chia sẻ trên website chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hay điều trị.
© 2019 Bản quyền thuộc về Chao Bacsi

DMCA.com Protection Status