Sđtbanner leftChat zaloMessengerBanner topbanner-uudai
Hỏi bác sĩHotline

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chuẩn nhất WHO 2020

May 21, 2020
Cẩm nang sức khỏe

Bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần tuổi là thước đo quan trọng để thai phụ có thể theo dõi, đánh giá sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Theo các chuyên gia, mỗi thai nhi sẽ có một tốc độ phát triển riêng nhưng đều có những chuẩn nhất định để đảm bảo rằng không có điều gì bất ổn trong quá trình thai kỳ. Do đó, đây là một tiêu chí quan trọng mà thai phụ cần chú ý theo dõi.

Tại sao nên theo dõi cân nặng thai nhi theo tuần?

Không ít thai phụ thắc mắc về lý do tại sao cần theo dõi bảng cân nặng của thai nhi theo tuần? Yếu tố này có ý nghĩa như thế nào và có thực sự cần thiết không? Trả lời câu hỏi, các chuyên gia phòng khám sản phụ khoa nhận định, việc theo dõi chỉ số cân nặng thai nhi không chỉ giúp thai phụ biết được sự phát triển và sức khỏe của trẻ ngay khi còn trong bụng mẹ mà còn một phần có thể nắm bắt được tình trạng của bản thân. Do đó, đây là điều mà các bậc cha mẹ cần quan tâm.

Theo đó, bảng theo dõi cân nặng thai nhi giúp thai phụ và bác sĩ có thể biết được thai nhi có đang phát triển bình thường hay không? Trong trường hợp thai nhi phát triển quá nhanh hoặc quá chậm rất dễ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, việc chú ý đến cân nặng, kích thước thai nhi theo tuần tuổi là cách để có thể xử lý các vấn đề bất thường một cách kịp thời, đảm bảo thai nhi sinh ra được khỏe mạnh và phát triển bình thường.

Đặc biệt hơn, một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng cân nặng của thai nhi không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe mà còn cả sự phát triển của trĩ não. Những em bé sinh ra với cân nặng đạt chuẩn sẽ có lợi về trí thông minh khi lớn lên so với trẻ phát triển quá chậm hoặc quá nhanh trong thai kỳ. Tuy không mang tính chất quyết định nhưng đây là yếu tố quan trọng mà thai phụ nên đặc biệt lưu ý để giúp thai nhi được phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não.

Hỏi bác sĩ

Những yếu tố tác động tới cân nặng thai nhi

Như đã đề cập ở trên, mỗi thai nhi sẽ có sự phát triển khác nhau do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một thai nhi có cân nặng quá thấp hoặc quá cao đều có thể là hiệu quả của các bệnh lý nghiêm trọng mà thai phụ đang mắc phải, thể chất của cha mẹ hay các bất thường của phần phụ như: bánh nhau, dây rốn, nước ối… Cụ thể, trọng lượng thai nhi theo tuần sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

1. Bệnh lý của thai phụ

Nghiên cứu chỉ ra rằng những người mẹ gầy gò, thấp bé sẽ có nguy cơ sinh con nhẹ cân cao hơn với nhóm người mẹ cao lớn. Đặc biệt, nếu thai phụ có tiền sử tiền sản giật, huyết áp cao sẽ làm ảnh hưởng đến việc cung cấp máu và chất dinh dưỡng từ mẹ cho thai nhi. Vì vậy, so với bảng cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi, trường hợp này sẽ có cân nặng nhẹ hơn, thậm chí là có thể bị suy dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, nếu thai phụ bị tiểu đường trong thời kỳ mang thai không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe của bản thân mà còn khiến thai nhi bị rối loạn tăng trưởng, thai phát triển to hơn rất nhiều so với bình thường. Điều này sẽ gây khó khăn khi sinh, trẻ sinh ra có nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch hoặc béo phì là rất lớn.

2. Thể chất của cha mẹ

Yếu tố di truyền của cha mẹ quyết định tới 23% dáng vóc của trẻ sau này. Do vậy, chỉ số cân nặng của thai nhi có quan hệ mật thiết với thể chất của cha mẹ. Theo đó, nếu cha mẹ có dáng vóc cao to thì khả năng thai nhi trong bụng mẹ phát triển cân nặng tốt, cao to về sau là khá cao. Ngược lại, nếu cha mẹ có vóc dáng gầy gò, thấp… thì con sinh ra nhiều khả năng không đạt đủ cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi.

3. Thai nhi bị dị tật

Không loại trừ khả năng thai nhi không phát triển đúng với bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế là bởi gặp phải một số dị tật bẩm sinh. Theo các chuyên gia, cân nặng của thai nhi được quyết định bởi các chỉ số như: chu vi đầu, chu vi bụng, chiều dài xương đùi… Đây cũng là lý do mà thai phụ cần thực hiện siêu âm theo đúng các mốc quan trọng được khuyến cáo.

4. Số lượng thai nhi

Một trong những yếu tố tác động đến bảng chiều cao cân nặng của thai nhi chính là số lượng thai. Những thai phụ mang thai đôi, thai ba thì thai nhi sẽ có cân nặng nhẹ hơn so với thai phụ mang một thai.

5. Bánh nhau, dây rốn bất thường

Bánh nhau là nơi cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Dây rốn là bộ phận vận chuyển các chất dinh dưỡng từ bánh nhau đến thai nhi. Vì vậy, khi bánh nhau, dây rốn có những bất thường sẽ đồng nghĩa với việc khả năng cung cấp máu, chất dinh dưỡng đến thai nhi bị ảnh hưởng. Lúc này, chỉ số cân nặng thai nhi sẽ không đạt tiêu chuẩn, thường phát triển chậm hơn bình thường.

6. Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ

Khi mang thai, chế độ dinh dưỡng của thai phụ là yếu tố đặc biệt quan trọng. Theo đó, nếu thai phụ có chế độ ăn nghèo nàn, thiếu chất dinh dưỡng thì thai nhi rất khó được phát triển đủ cân nặng. Ngược lại, nếu thai phụ ăn uống thừa chất rất dễ bị béo phì, thai nhi thường phát triển với cân nặng lớn hơn bình thường.

Bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần

Trong các buổi siêu âm, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra chiều cao, trọng lượng thai nhi theo tuần. Từ những số liệu này, bác sĩ sẽ thông tin cho thai phụ biết về tình hình phát triển của thai nhi như thế nào, những điều nên làm hoặc nên tránh để thai nhi được phát triển tốt nhất.

Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng của thai nhi chuẩn quốc tế được Tổ chức Y tế Thế giới WHO đưa ra năm 2020:

Bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần tuổi (theo WHO 2020)

Lưu ý: Bảng cân nặng thai thai nhi chuẩn quốc tế trên chỉ mang tính chất tham khảo, ở mức trung bình. Điều này có nghĩa là nếu thai nhi có cân nặng, chiều cao nhỏ hoặc lớn hơn so với dữ liệu một chút thì thai phụ cũng không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu sự chênh lệch này là quá lớn, bác sĩ sẽ kiểm tra, tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự bất thường này và đưa ra phương án xử lý kịp thời nhằm tránh các biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.

Một số cách tính cân nặng thai nhi theo tuần

Như vậy, theo dõi bảng cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần là một việc làm rất cần thiết mà bất kể thai phụ nào cũng nên làm. Thế nhưng nhiều thai phụ lại không biết cách tính cân nặng thai nhi theo tuần như thế nào? Theo bác sĩ Trần Thị Thành - phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh cho biết, trên thực tế hiện nay có hai cách tính cân nặng thai nhi thường được áp dụng là: dựa vào chu vi vòng bụng người mẹ và dựa vào kết quả siêu âm.

• Cách tính cân nặng thai nhi dựa vào chu vi vòng bụng

Đây là cách tính đơn giản, thai phụ có thể thực hiện ngay tại nhà. Theo đó, nữ giới hãy sờ nắm bụng để đo chiều cao tử cung và chu vi bụng. Từ các số liệu này có thể tính toán trọng lượng thai nhi theo tuần dựa trên công thức dưới đây:

Trọng lượng thai nhi (gram) = [(chiều cao tử cung + chu vi bụng) x 100)] /4.

Trong đó:

- Chiều cao tử cung (cm): Là khoảng cách từ mu đến đáy tử cung.

- Chu vi bụng (cm): Là chỗ phình nhất của bụng, thường là qua rốn.

Công thức thực hiện đơn giản, nhanh chóng nhưng sai số là rất lớn do còn tùy thuộc vào thể chất của mẹ bầu béo hay gầy, nước ối ít hay nhiều. Do đó, cách tính trọng lượng thai nhi theo tuần này chỉ mang tính chất tham khảo.

• Cách tính cân nặng thai nhi qua siêu âm

Đây là cách đo chỉ số cân nặng thai nhi chính xác và được sử dụng rộng rãi, phổ biến nhất hiện nay. Theo đó, thai phụ cần đến cơ sở y tế để tiến hành siêu âm theo các cột mốc quan trọng. Với sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị máy móc hiện đại, các chỉ số cân nặng, chiều cao của thai nhi sẽ được đo lường một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Để tính toán cân nặng của thai nhi dựa trên kết quả siêu âm, thai phụ cần phải hiểu rõ các ký hiệu được ghi trên phiếu kết quả. Cụ thể như sau:

- BPD: Đường kính lưỡng đỉnh ( là chỉ số đo mặt cắt lớn nhất hộp sọ của thai nhi hay còn được hiểu là đường kính đầu của thai nhi)

- HC: Chu vi vòng đầu

- AC: Chu vi bụng

- FL: Chiều dài xương đùi

- TAD: Đường kính ngang bụng

Dựa vào các thông số trên, mẹ bầu có thể áp dụng một số công thức dưới đây để tính cân nặng thai nhi theo tuần tuổi như sau:

Dựa vào đường kính lưỡng đỉnh:

- Trọng lượng thai nhi (g) = [BPD (mm) - 60] x 100

- Trọng lượng thai nhi (g) = 88,69 x BPD (mm) – 5062

Ví dụ: BPD = 90mm, ta sẽ biết được trọng lượng thai nhi là: (90 - 60) x 100 = 3000 gram (tương đương với 3kg; hoặc cũng có thể tính bằng cách: 88,69 x 30 – 5062 = 2920 gram.

Dựa vào các chỉ số khác:

- Trọng lượng thai nhi (g) = 7971 x TAD (mm)/100 – 4995

- Trọng lượng thai nhi (g) = 13,54 x BPD + 42,32 x TAD + 30,53 x FL – 4213,37

Cách tính cân nặng cho thai nhi bằng kết quả siêu âm là cách tính chính xác và đơn giản nhất. Thường vào gần cuối chu kỳ, cách tính này sẽ càng chính xác hơn.

Tuy nhiên, cách tính này cũng không mang đảm bảo độ chính xác tuyệt đối. Vì vậy, thai phụ cũng không nên quá ngạc nhiên nếu tính trọng lượng thai trước sinh và sau sinh chênh lệch nhau từ 1 – 2 gram.

Bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần

Cân nặng thai nhi lớn hơn hoặc nhỏ hơn tuổi thai có sao không?

Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi là thước đo giúp thai phụ biết được thai nhi đang phát triển như thế nào? Có gặp vấn đề bất thường gì không? Nếu thai nhi phát triển lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với tuổi thai sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

• Thai nhi phát triển lớn hơn so với tuổi thai

Thai nhi phát triển lớn hơn so với tuổi thai có nghĩa là cả chỉ số cân nặng và chiều cao của trẻ đều lớn hơn so với chỉ số tiêu chuẩn. Lúc này, cả mẹ và bé đều có thể gặp phải một số nguy hiểm sau đây:

- Với thai phụ: Thai nhi thừa cân, có kích thước quá lớn sẽ khiến bà bầu cảm thấy khó ngủ, đặc biệt là vào những tháng cuối thai kỳ. Đặc biệt, điều này sẽ khiến thai phụ gặp khó khăn trong quá trình sinh nở. Thậm chí, một số trường hợp còn gây tổn thương đến đường sinh dục, vỡ tử cung vì kích thước thai quá to.

- Với thai nhi: Trẻ có cân nặng lớn hơn nhiều so với tuổi thai sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm như: suy tim, hạ thân nhiệt, suy hô hấp, tiểu đường, bệnh về đường tiêu hóa… Nếu thai phụ không điều chỉnh chế độ ăn hợp lý trẻ sẽ có nguy cơ bị béo phì, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ sau này.

• Thai nhi phát triển nhỏ hơn so với tuổi thai

Thai nhi phát triển quá nhỏ so với bảng cân nặng tiêu chuẩn cũng cảnh báo nhiều vấn đề nguy hiểm mà thai phụ nên chú ý.

- Với thai phụ: Cảnh báo chế độ ăn uống thiếu chất, không hợp lý hoặc cơ thể đang gặp phải một số bệnh lý. Vì vậy, thai phụ cần phải xem lại chế độ dinh dưỡng bản thân, tích cực uống thêm sữa cho bà bầu và tránh căng thẳng, stress trong thai kỳ.

- Với thai nhi: Việc thiếu cân khiến cơ thể thai nhi dễ gặp phải một số vấn đề bất thường, nhất là sự phát triển của trí não, dễ mắc các bệnh về tim mạch, đường ruột, hệ tiêu hóa, viêm phổi… Nguy cơ trẻ sinh ra bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém là rất lớn. Trường hợp nặng có thể đe dọa đến tính mạng của thai nhi.

Làm gì khi cân nặng thai nhi nhỏ hơn hoặc vượt chuẩn?

Như vậy, thai nhi có cân nặng nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với bảng cân nặng chuẩn của thai nhi đều là những dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe và sự phát triển trí não của trẻ. Chính vì vậy, nếu đang gặp phải tình trạng này, thai phụ cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn, đưa ra phương án điều chỉnh phù hợp, ngăn chặn các ảnh hưởng xấu có thể xảy ra.

• Thai nhi có cân nặng nhỏ hơn tiêu chuẩn

- Ăn uống đủ chất, đa dạng các loại thực phẩm

Không ít chị em trong thời kỳ mang thai chỉ tập trung ăn một số loại thực phẩm nhất định vì nghĩ đây là các thực phẩm tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, việc thực đơn dinh dưỡng nghèo nàn, không được cung cấp đa dạng các chất dinh dưỡng sẽ khiến thai nhi bị thiếu chất, dẫn đến chậm phát triển, suy dinh dưỡng.

Vì vậy, các thai phụ nên chú ý đến chế độ ăn uống, bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để được cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết khác nhau. Trong trường hợp nếu không thể ăn nhiều một lúc, thai phụ có thể chia nhỏ các bữa ăn để thai nhi được hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng, nhanh chóng cải thiện cân nặng.

Đặc biệt, nếu trọng lượng thai nhi theo tuần thấp hơn tiêu chuẩn, bà bầu nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu protein để thai nhi tăng cân đều đặn, phát triển cứng cáp và khỏe mạnh. Theo đó, bông cải xanh, cải bó xôi, bơ, chuối, thịt bò, cá hồi, lươn… là những thực phẩm giàu đạm mà chị em nên bổ sung.

- Bổ sung các loại vitamin, dưỡng chất cần thiết

Trong suốt thai kỳ, cơ thể thai phụ cần phải bổ sung đầy đủ các loại vitamin, dưỡng chất cần thiết như: vitamin C, B6, B12, sắt, axit folic… để thai nhi có đủ dinh dưỡng để phát triển ổn định. Để cải thiện cân nặng của thai nhi một cách hiệu quả, thai phụ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất, an toàn cho cả mẹ và bé.

- Tránh sử dụng các chất kích thích

Rượu, bia, cà phê, thuốc lá… là những tác nhân làm cho thai nhi chậm phát triển. Thậm chí, điều này còn có thể khiến trẻ bị dị tật hoặc mắc phải các bệnh lý nghiêm trọng khác. Do đó, khi mang thai, chị em không được sử dụng hoặc tiếp xúc với môi trường khói thuốc làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

- Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress khi mang thai

Làm việc quá sức, thường xuyên căng thẳng trong thời gian mang thai cũng là lý do thai nhi có cân nặng nhỏ hơn so với bảng cân nặng chuẩn. Vì vậy, thai phụ cần chú ý sắp xếp thời gian cá nhân hợp lý, tránh làm việc quá lâu cũng như suy nghĩ, lo lắng quá nhiều để thai nhi được phát triển toàn diện. Ngoài ra, thai phụ cũng cần tập luyện thể dục nhẹ nhàng hằng ngày, tránh thức khuya để đảm bảo sức khỏe tốt cho cả hai.

Thai nhi có cân nặng vượt chuẩn phải làm sao

• Thai nhi có cân nặng vượt chuẩn

Với trường hợp được chẩn đoán thai nhi có sự phát triển vượt chuẩn so với bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế, bà bầu cũng không nên quá lo lắng. Trước hết nên tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì để có phương án điều chỉnh phù hợp.

Theo các chuyên gia, có 2 nguyên nhân chính khiến thai nhi có cân nặng vượt quá tiêu chuẩn đó là do chế độ ăn thừa chất của mẹ hoặc do thai phụ mắc bệnh đái tháo đường trong thời kỳ mang thai. Cách điều chỉnh cân nặng cho thai nhi được các chuyên gia tư vấn như sau:

- Điều chỉnh lại chế độ ăn uống

Việc ăn uống thừa chất, giàu hàm lượng calo khiến thai nhi phát triển quá nhanh, dễ có nguy cơ bị béo phì, tim mạch, huyết áp. Chính vì vậy, trong trường hợp này, thai phụ nên ăn những thực phẩm ít calo như: táo, dâu tây, cải bó xôi để thai nhi không tăng cân quá nhiều.

Bên cạnh đó, các thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột như: kẹo, đường, sữa, sandwich… là nguyên nhân khiến cả thai phụ và thai nhi tăng cân nhanh. Do đó, trong thời kỳ mang thai, nữ giới nên tránh ăn quá nhiều các thực phẩm này.

- Chia nhỏ bữa ăn

Việc ăn nhiều đồ ăn cùng một lúc dễ khiến cho hệ tiêu hóa không được làm việc tốt cộng với việc ít vận động sẽ gây ra tình trạng dư thừa chất, khiến thai nhi bị tăng cân quá nhiều. Vì vậy, chị em nên chú ý chia nhỏ bữa ăn để hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn cũng như tránh các trường hợp bị đau bụng, đầy bụng gây khó chịu, mệt mỏi.

- Tập thể dục đều đặn

Nhiều thai phụ nhận thức sai lầm rằng trong quá trình mang thai nên hạn chế vận động, chủ yếu là dành thời gian nghỉ ngơi. Chính vì điều này mà khiến nhiều trường hợp được chẩn đoán thai nhi phát triển quá lớn, gây ra nhiều vấn đề xấu tới sức khỏe của trẻ.

Theo các chuyên gia, trong thai kỳ, thai phụ nên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng để giúp tâm trạng tốt hơn, quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, lượng mỡ và calo được chuyển hóa thành năng lượng tốt hơn… từ đó giúp thai phụ và thai nhi được phát triển khỏe mạnh.

- Chú ý kiểm soát cân nặng thai phụ

Cân nặng của thai phụ có ảnh hưởng rất lớn đến bảng chiều cao cân nặng của thai nhi. Vì vậy, trong quá trình mang thai, thai phụ nên cố gắng kiểm soát cân nặng của mình ở mức cho phép, việc tăng cân quá nhiều không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi mà còn khiến thai phụ cảm thấy mệt mỏi, khó khăn khi di chuyển và dễ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp.

CÓ THỂ BẠN MUỐN BIẾT:

Các dấu hiệu có thai tuần đầu

Khám thai ở đâu tốt nhất

Các mốc khám thai quan trọng

Cách tính tuổi thai chính xác

Như vậy, những vấn đề liên quan đến bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi đã được các chuyên gia giải đáp chi tiết, cụ thể trong bài viết. Hi vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích giúp chị em có một kỳ thai sản khỏe mạnh, đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ về sau.

Mọi khúc mắc cần được giải đáp, bạn đọc hãy liên hệ đến hotline… để gặp trực tiếp các chuyên gia tư vấn sức khỏe online và trao đổi hoàn toàn miễn phí. Việc tự ý điều chỉnh cân nặng thai nhi tại nhà khi chưa được sự cho phép của bác sĩ dễ khiến thai phụ đối mặt với nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và bé.

Chat với bác sĩ
Bác sĩ Lương Thị Phương Nam

Bác sĩ Lương Thị Phương Nam là bác sĩ chuyên khoa I về lĩnh vực Sản phụ khoa, các bệnh xã hội và kế hoạch hóa gia đình. Bác sĩ là người có kinh nghiệm lâu năm trong việc khám chữa các bệnh phụ khoa nữ, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, có chuyên môn cao trong việc đình chỉ thai nghén và tư vấn sức khỏe giới tính, kiến thức mang thai an toàn cho các chị em. Sau nhiều năm công tác, bác sĩ đã đạt được rất nhiều thành tích trong lĩnh vực y khoa như:

- Thành viên chính thức của Hội ngoại khoa Việt Nam (1998).

- Thành viên của Ban thư ký diễn đàn y học Việt Nam.

- Từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các phòng khám, bệnh viện như Phó khoa, Trưởng khoa Sản phụ khoa.

Bác sĩ Lương Thị Phương Nam sẽ đồng hành cùng ChaoBacsi tham vấn y khoa và cung cấp, chia sẻ những thông tin về sức khỏe chính xác cho mọi người.

Bài viết cùng chuyên mục

Nhập số điện thoại để được bác sĩ tư vấn miễn phí

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Mọi thông tin chia sẻ trên website chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hay điều trị.
© 2019 Bản quyền thuộc về Chao Bacsi

DMCA.com Protection Status