Lịch khám thai định kỳ chuẩn như thế nào hay các mốc khám thai quan trọng nhất là điều mà bất cứ mẹ bầu nào cũng nên nắm được nhằm đảm bảo theo dõi sát sao quá trình hình thành và phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn. Vậy cụ thể những mốc siêu âm thai định kỳ là vào thời gian nào và sẽ kiểm tra thăm khám những gì. Nếu bạn cũng đang băn khoăn về vấn đề này thì hãy cùng Chao Bacsi tham khảo những thông tin chia sẻ dưới đây.
Các mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu cần ghi nhớ
Khi mang thai, bất cứ bà mẹ nào cũng mong muốn thai kỳ diễn ra thuận lợi và suôn sẻ. Do đó cho nên người mẹ nào khi mang thai dù là thai tự nhiên, thai IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) hay IUI (bơm tinh trùng vào buồng tử cung) cũng cần phải nhớ được các mốc khám thai cần thiết theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nhằm mục đích theo dõi hành trình phát triển tốt nhất của con yêu trước khi chào đời.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, trong một thai kỳ, mẹ bầu phải được kiểm tra và thăm khám ít nhất 3 lần vào các thời điểm là 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Tuy nhiên thì đầy đủ nhất đối với việc thăm khám thai của một thai kỳ thì sẽ bao gồm 7 mốc khám thai quan trong sau đây. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ chỉ định lịch khám thai chuẩn xác nhất.
• Mốc khám thai lần 1: Khi có dấu hiệu mang thai
Đây là mốc khám thai cần thiết để các mẹ phát hiện ra sự xuất hiện của thai nhi. Mốc khám thai lần 1 thường không cố định bởi không phải ai cũng sớm phát hiện ra việc mình mang bầu. Vậy nên ngay khi xuất hiện các dấu hiệu mang thai như: trễ kinh, chóng mặt, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, ra máu báo thai... hãy đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra và thăm khám trong thời gian sớm nhất. Khám thai lần 1 này chính là mốc khám thai quan trọng, giúp cho mẹ bầu kiểm tra sức khỏe của mình, đồng thời xác định được chính xác được số tuần tuổi của thai nhi và những nguy cơ về bệnh mà em bé có thể gặp phải.
Bên cạnh đó, mốc khám thai lần thứ nhất còn giúp cho các chị em biết được mình có dấu hiệu mang thai ngoài tử cung hay không. Ngoài ra, lần khám thai đầu tiên này bác sĩ sẽ thông báo cụ thể cho bạn lịch trình khám thai cần thiết cho những lần tiếp theo.
Trong lần khám thai lần 1 này các mẹ sẽ được thực hiện các xét nghiệm cần thiết như:
- Xác định chỉ số BMI: Dựa trên chiều cao và cân nặng để đánh giá tình trạng của bạn xem có bị thừa cân hoặc béo phì hay không.
- Xét nghiệm nước tiểu: Để kiểm tra nồng độ hCG với mục đích xác định sự phát triển của thai nhi.
- Đo huyết áp: Xác định nguy cơ tiền sản giật.
- Siêu âm: Kiểm tra vị trí thai nhi, số tuần tuổi và phát hiện những bất thường.
- Xét nghiệm máu: kiểm tra nồng độ kháng thể (kháng thể bệnh sởi, bệnh thủy đậu, giang mai, viêm gan B...)
- Xác định ngày dự kiến sinh và tính tuổi thai dựa vào ngày của kỳ kinh nguyệt cuối.
Bác sĩ sẽ tư vấn đến các mẹ bầu:
- Tư vấn về vấn đề dinh dưỡng và chế độ ăn uống khi mang thai.
- Uống bổ sung những loại thuốc nhằm ngăn ngừa dị tật ở thai nhi.
- Tư vấn các vấn đề sàng lọc trước sinh.
- Tiền sử các bệnh liên quan đến thai nhi.
- Khuyên các mẹ bầu từ bỏ những thói quen xấu gây ảnh hưởng đến thai nhi.
• Mốc khám thai lần 2: Tuần thứ 6 và 8 (Nghe tim thai)
Mốc khám thai định kỳ này được chi định ngay sau lần khám thai thứ nhất. Đây là giai đoạn mà các mẹ bầu thường bị ốm nghén và hết sức mệt mỏi. Lần khám thai này giúp cho các mẹ có thể nghe được tim thai, chiều dài của phôi thai để biết được có phát triển theo đúng số tuần tuổi hay không.
Các xét nghiệm cơ bản giống với khám thai lần 1. Ngoài ra, mốc mốc siêu âm thai nhi lần thứ hai này còn sẽ xác định tình trạng sức khỏe của mẹ và bé xem có ổn định không.
• Mốc khám thai lần 3: Tuần thứ 12 (Đo độ mờ da gáy)
Trong các mốc khám thai thì mốc khám thai tuần 12 hết sức quan trọng và cần bắt buộc thực hiện. Bởi vì đây là thời điểm các mẹ khám sàng lọc dị tật thai nhi, đo độ mờ da gáy, thực hiện các xét nghiệm double test, để có thể xác định được thai nhi có mắc các dị tật hay không. Những dị tật thai nhi được phát hiện ở tuần 12 bao gồm: mắc bệnh down, dị dạng tim, các chi. Ngoài ra, thời điểm này còn dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể nguy hiểm. Trong trường hợp những chỉ số này quá cao thì bác sĩ sẽ chỉ định chọc ối tuần 17, 18 để chẩn đoán ra bệnh.
Mốc khám thai tuần 12 giúp cho các mẹ biết được sự hình thành của các chi, cột sống, các bộ phận khác của cơ thể và đo độ mờ da gáy của thai nhi. Trong y học với độ mờ da gáy dày 3,5 – 4,4mm có tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể là 21,1%; còn nếu độ mờ da gáy lớn hơn 6,5mm thì thai nhi sẽ có bất thường nhiễm sắc thể càng cao và có thể lên tới 64,5%.
• Mốc khám thai lần 4: Tuần thứ 16 (Chuẩn đoán giới tính)
Mốc thời gian đi khám thai lần thứ 4 được xác định là vào tuần thứ 16 của thai kỳ. Đối với mốc khám thai 16 tuần này hết sức có ý nghĩa bởi các bà mẹ sẽ biết được giới tính của con mình là trai hay gái. Giống như các lần trước thì lần này mẹ bầu sẽ được thực hiện xét nghiệm Triple test để chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh down và dị dạng nhiễm sắc thể ở thai nhi.
• Mốc khám thai lần 5: Tuần thứ 22 (Kiểm tra hình thái và chuẩn đoán dị tật bên ngoài)
Mang thai tuần thứ 22 là một mốc quan trọng để khám thai. Ở mốc khám thai tuần 22 này các mẹ sẽ có thể phát hiện được những bất thường về hình thái của thai nhi, ví dụ như: sứt môi, dị dạng ở các cơ quan, các bất thường về hệ tim và hệ xương... Để từ đó bác sĩ sẽ có những can thiệp kịp thời và đúng thời điểm.
Trong trường hợp mẹ bầu chưa được tiêm phòng uốn ván bao giờ thì cũng sẽ được tiêm phòng vào lần khám thai này và mũi thứ 2 sẽ cách sau đó 1 tháng. Nếu mẹ bầu đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi mà chưa cách đến 5 năm thì không cần phải tiêm nữa. Do đó mốc khám thai 22 tuần sẽ rất quan trọng mà mẹ bầu cần phải ghi nhớ và thăm khám đúng lịch.
• Mốc khám thai lần 6: Tuần thứ 32 (Kiểm tra ngôi thai và sàng lọc trước sinh)
Mốc quan trọng để khám thai lần kế tiếp mà các mẹ nên ghi nhớ đó là tuần thứ 32. Người ta thường gọi thời điểm khám thai này là thời điểm khám sàng lọc trước sinh. Trong lần này những vấn đề như: dị tật, động mạch của thai nhi sẽ được phát hiện sớm.
Bên cạnh đó mốc khám thai 32 tuần sẽ xác định được ngôi thai, sự tương xứng giữa cân nặng của thai nhi và khung xương chậu của mẹ. Việc này có ý nghĩa giúp cho các bác sĩ dự đoán các nguy cơ có thể xảy ra trong ngày sinh và song song với đó là có những phương án dự phòng tốt nhất cho mẹ bầu lúc sinh nở. Ngoài ra, bác sĩ sẽ kiểm tra bánh nhau, lượng nước ối xem có vấn đề gì bất thường hay không. Lịch khám thai từ tuần 32 này nhằm đảm bảo thai nhi đang phát triển tốt nhất ở giai đoạn về đích.
• Mốc khám thai lần 7: Tuần thứ 36 (Dự đoán thời gian sinh)
Trong số các mốc khám thai và xét nghiệm quan trọng đối với mẹ bầu thì không thể không kể đến mốc khám thai tuần 36. Đây là lần khám thai cuối cùng trong suốt toàn bộ thai kỳ.
Ở lần khám này bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm màu, siêu âm 4D nhằm theo dõi Doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, dây rốn, nước ối... Ở giai đoạn này bác sĩ sẽ dự đoán cân nặng lúc sinh và các tư vấn về dinh dưỡng nếu thai nhi không đáp ứng đủ cận nặng theo tiêu chuẩn.
Lịch khám thai từ tuần 36 cũng là mốc khám thai để có thể đưa ra tiên lượng xem mẹ bầu có thể sinh thường hay phải mổ đẻ. Những trường hợp phải sinh mổ bao gồm: nhau tiền đạo, ngôi mông con to, khung xương chậu bé, từng mổ đẻ trước đó... Do đó, ngoài bác sĩ khám sản phụ khoa thì bạn sẽ được bác sĩ gây mê thăm khám.
Tất cả các mốc khám thai quan trọng được kể ra ở trên đây sẽ là hành trình có ý nghĩa mà mẹ bầu không thể quên. Đây cũng chính là lịch đi khám thai định kỳ chuẩn nhất, những cột mốc khám thai định kỳ này sẽ dịch chuyển và thay đổi tùy theo cơ địa của từng người. Do đó, để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho mẹ và bé, bạn hãy thăm khám theo đúng lịch hướng dẫn của bác sĩ.
Kinh nghiệm đi khám thai định kỳ
Ngoài những cột mốc khám thai quan trọng ra, thì chúng tôi cũng muốn chia sẻ đến các bạn một số kinh nghiệm đi khám thai định kỳ.
Những điều mẹ bầu cần chuẩn bị trước khi đi khám thai:
- Chuẩn bị những câu hỏi, thắc mắc liên quan đến vấn đề mang thai.
- Tổng hợp những thông tin cá nhân như: thời gian bắt đầu và kết thúc chu kỳ kinh nguyệt gần nhất, tiểu sử các bệnh của người thân.
- Lựa chọn những địa chỉ khám thai uy tín và chất lượng.
- Nên uống nhiều nước không nên đi tiểu trước khi đi khám thai.
- Kinh nghiệm đi khám thai định kỳ của các mẹ đã từng mang thai là không nên ăn sáng trước khi siêu âm và làm xét nghiệm. Điều này sẽ làm cho các kết quả thêm chính xác.
Kinh nghiệm khám thai định kỳ trong 3 tháng đầu
Các mẹ nên đi khám thai lần đầu tiên trong thời gian sớm nhất, để biết được mình có chắc chắn mang thai hay không hoặc là thai đã vào tử cung hay chưa. Ngoài ra, bác sĩ còn sẽ tính được chính xác tuổi thai dựa trên chu kỳ kinh nguyệt, đồng thời tính ngày dự sinh.
Bên cạnh đó các mẹ cũng sẽ được bác sĩ thăm khám và làm các xét nghiệm để kiểm tra tình hình sức khỏe đều đặn trong ba tháng đầu. Thời gian này tương đối nhạy cảm dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm như: suy thai, sinh non... Việc phát hiện sớm bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và cách điều trị phù hợp nhất.
Kinh nghiệm khám thai định kỳ trong 3 tháng giữa
Theo các bác sĩ chuyên khoa khám thai định kỳ trong 3 tháng giữa thai kỳ là thời gian tốt nhất giúp phát hiện những dị tật bẩm sinh của thai nhi. Nếu có điểm gì bất thường bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị hoặc là chấm dứt thai kỳ.
Các mẹ bầu trong giai đoạn này khi đi khám vẫn sẽ được thực hiện thăm khám đo chiều cao, cân nặng, dinh dưỡng, huyết áp để dự phòng tiền sản giật, siêu âm nghe nhịp tim thai, xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu. Đặc biệt trong thời gian này nếu thai nhi quá bé không đạt tiêu chuẩn bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc hoặc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu.
Kinh nghiệm khám thai định kỳ trong 3 tháng cuối
Kinh nghiệm đi khám thai định kỳ trong 3 tháng cuối sẽ phức tạp hơn hai giai đoạn trên. Trong 3 tháng cuối việc thăm khám sẽ nhằm mục đích xác định được thai có đang ở ngôi thai thuận không, đã tụt xuống hay chưa, lượng nước ối có đủ cung cấp không, khung xương chậu của mẹ đã giãn nở đủ độ chưa...
Vậy nên trong những tháng cuối của thai kỳ mẹ bầu hãy đến thăm khám theo đúng lịch trình đã định sẵn của bác sĩ. Không nên đến quá thời điểm bởi việc xác định những đặc điểm trên sẽ không được chuẩn xác.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
• Khám sức khỏe sinh sản ở đâu
• Khám phụ khoa ở đâu tốt nhất
Vừa rồi Chao Bacsi đã giới thiệu đến các bạn lịch khám thai định kỳ, những mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu cần phải ghi nhớ. Đây sẽ là nhật ký thai kỳ giúp các mẹ theo dõi được sức khỏe của bản thân và thai nhi một cách tốt nhất. Để từ đó quá trình mang thai và sinh nở được diễn ra an toàn và suôn sẻ.