Không nhiều chị em biết đến bệnh viêm buồng trứng là gì. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị bệnh viêm buồng trứng như thế nào là những vấn đề cần được quan tâm tìm hiểu. Bởi căn bệnh này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thiên chức làm mẹ của nữ giới. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh và những tác hại do bệnh gây ra, sau đây Blog Chao Bacsi sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin tổng quát về bệnh viêm buồng trứng.
Viêm buồng trứng là gì?
Viêm buồng trứng là tình trạng buồng trứng bị vi khuẩn, nấm... tấn công gây nên viêm nhiễm. Đây là một trong những bệnh nằm trong nhóm bệnh viêm vùng chậu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ.
Bệnh viêm buồng trứng được chia làm hai giai đoạn phát triển, bao gồm: Viêm buồng trứng cấp tính và viêm buồng trứng mãn tính. Đối với giai đoạn cấp tính, việc điều trị khỏi bệnh rất đơn giản. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ gây khó khăn cho việc điều trị.
Nguyên nhân gây viêm buồng trứng
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm buồng trứng ở phụ nữ chủ yếu là do vi khuẩn. Những thói quen sinh hoạt hàng ngày thiếu khoa học, hoặc những thủ thuật tiểu phẫu thực hiện tại vùng kín không đảm bảo an toàn sẽ "dẫn dắt" các vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể.
Do không chú ý giữ vệ sinh vùng kín
Không chú ý giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt, thai sản, hậu thai sản, trước và sau khi quan hệ sẽ tạo cơ hội chi các loại vi khuẩn gây bệnh tấn công. Hậu quả, phụ nữ dễ bị mắc các bệnh viêm nhiễm tại bộ phận sinh dục, trong đó có viêm buồng trứng.
Do quan hệ tình dục không an toàn
Mọi hoạt động quan hệ tình dục không an toàn như: Quan hệ với nhiều bạn tình, quan hệ thô bạo, quan hệ không sử dụng bao cao su, quan hệ trong ngày “đèn đỏ”, hoặc quan hệ khi tuổi đời còn quá trẻ,... đều tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn lây nhiễm qua đường tình dục xâm nhập vào cơ thể, gây viêm buồng trứng.
Do các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Những tác nhân lây nhiễm qua đường tình dục như xoắn khuẩn giang mai, vi khuẩn bệnh lậu, chlamydia,... cũng có thể xâm nhập vào buồng trứng, gây viêm nhiễm tại bộ phận này.
Phụ nữ mang thai, sau sinh và sảy thai
Phụ nữ đang trong thời kỳ thai nghén, sau sinh hoặc bị sảy thai là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm buồng trứng rất cao. Nguyên nhân, trong giai đoạn này cơ thể phụ nữ có sự thay đổi rất nhiều, sức đề kháng suy giảm. Nếu không được chăm sóc và vệ sinh cẩn thận, nguy cơ viêm ống dẫn trứng, viêm buồng trứng hoàn toàn có khả năng xảy ra.
Thực hiện các thủ thuật tại vùng kín không đảm bảo an toàn
Khi thực hiện một số thủ thuật tại vùng kín (thu hẹp âm đạo, nạo hút thai, đặt vòng tránh thai, vá màng trinh, kiểm tra phụ khoa,…) tại cơ sở y tế cơ sở y tế không đảm bảo chất lượng, tay nghề bác sĩ non kém, dụng cụ chuyên khoa không được khử trùng tuyệt đối sẽ gây nên những tổn thương và viêm nhiễm tại cơ quan sinh sản của phụ nữ. Cụ thể là viêm ống dẫn trứng, viêm buồng trứng, viêm phần phụ.
Lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp
Lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp rất có hại cho sức khỏe sinh sản của phụ nữ, gây hại cho buồng trứng và các bộ phận sinh dục khác. Chính vì thế, nếu chưa muốn làm mẹ bạn nên sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn. Sử dụng bao cao su chính là giải pháp tốt nhất cho bạn.
Dấu hiệu của bệnh viêm buồng trứng
Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh viêm buồng trứng giúp bạn có cơ hội chữa khỏi bệnh nhanh chóng, tránh để lại những biến chứng có hại cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản.
Dấu hiệu viêm buồng trứng cấp tính
- Rối loạn kinh nguyệt, hoặc bị mất kinh kéo dài.
- Hậu môn có cảm giác nặng trĩu, ẩm ướt và bị sưng.
- Đau bụng dưới, đau mỏi vùng xương chậu.
- Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, tinh thần bất ổn có biểu hiện sốt.
Ngoài ra, những phụ nữ có sức khỏe yếu, hay đang mắc các bệnh về gan, thận,… còn cảm thấy ngực phải và 2 bên xương sườn bị đau.
Dấu hiệu viêm buồng trứng mãn tính
Bao gồm một số triệu chứng của viêm buồng trứng cấp tính, nhưng ở mức độ nặng hơn. Dưới đây là một số biểu hiện của bệnh viêm buồng trứng mãn tính:
- Kinh nguyệt ra bất thường, máu kinh bị vón cục và có màu đen.
- Đau bụng kinh dữ dội, đau mỏi vùng thắt lưng và đau vùng chậu. Cơn đau có thể kéo dài dai dẳng kể cả khi chu kỳ kinh nguyệt đã kết thúc.
- Tiết dịch âm đạo bất thường: Ra nhiều hoặc ít hơn bình thường, quá loãng hoặc quá đặc, thường có màu vàng sậm, có mùi hôi tanh rất khó chịu.
- Vùng bụng dưới có cảm giác căng trướng, ấn vào thấy rắn và rất đau.
- Toàn thân mệt mỏi, giảm cân đột ngột, sốt cao, có thể bị xuất huyết âm đạo.
Tác hại của bệnh viêm buồng trứng
Vậy viêm buồng trứng có nguy hiểm không? Các chuyên gia cho biết, khi bị viêm buồng trứng, nữ giới sẽ phải đối mặt với những tác hại sau đây:
Ảnh hưởng đến đời sống tình dục
Những triệu chứng đau đớn, khó chịu do bệnh viêm buồng trứng gây ra khiến chị em không còn ham muốn, thậm chí trở nên lãnh cảm với "chuyện chăn gối".
Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Khi bị viêm buồng trứng, phụ nữ thường xuyên cảm thấy toàn thân mệt mỏi, tinh thần bất ổn,… khiến người bệnh không thể tập trung làm bất cứ việc gì, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến công việc và sinh hoạt hàng ngày.
Viêm buồng trứng gây vô sinh
Buồng trứng là bộ phận sinh sản quan trọng, khi buồng trứng bị viêm nhiễm chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ của phụ nữ nếu không được điều trị kịp thời. Hậu quả, chức năng buồng trứng bị phá vỡ, gây suy buồng trứng, dẫn đến vô sinh ở nữ giới.
Tăng nguy cơ ung thư buồng trứng
Bệnh viêm buồng trứng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng. Đây là biến chứng rất nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người.
Cách điều trị bệnh viêm buồng trứng
Để biết chính xác bản thân có đang mắc bệnh viêm buồng trứng hay không, trước hết chị em nên đến các bệnh viện phụ sản hoặc các phòng khám phụ khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và kiểm tra.
Kiểm tra viêm buồng trứng cấp tính
Bước 1: Tiến hành chích dịch.
Bước 2: Nuôi cấy dịch.
Bước 3: Tìm nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn liên cầu.
Kiểm tra viêm buồng trứng mãn tính
Bước 1: Siêu âm nội soi ổ bụng.
Bước 2: Thông qua màn hình khi tiến hành siêu âm để nhận biết tình trạng buồng trứng.
Bước 3: Xác định vùng buồng trứng bị viêm nhiễm.
Điều trị bệnh viêm buồng trứng
Nguy hiểm là vậy liệu bệnh viêm buồng trứng có chữa được không? Đây cũng là băn khoăn lo lắng lớn nhất của các chị em khi chẳng may mắc phải căn bệnh này.
- Điều trị bằng thuốc: Việc điều trị bằng thuốc thường được chỉ định đối với những trường hợp chị em bị viêm buồng trứng cấp tính. Thuốc điều trị viêm buồng trứng ở giai đoạn này là thuốc kháng sinh liều cao có tác dụng ức chế sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, bên cạnh đó cũng gia tăng sức đề kháng của cơ thể.
- Điều trị ngoại khoa: Với các trường hợp bệnh nặng, bệnh đã ở giai đoạn mãn tính thì việc dùng thuốc điều trị thường không đem lại hiệu quả cao nên các bác sĩ sẽ áp dụng biện pháp can thiệp ngoại khoa. Nếu viêm nhiễm làm buồng trứng bị dính và tắc ống dẫn trứng thì cần tiến hành phẫu thuật nội soi ổ bụng phân hủy bám dính và thông tắc ống dẫn trứng. Trường hợp nặng nhất phải tiến hành cắt bỏ một bên buồng trứng bị viêm để ngăn chặn nguy cơ dẫn tới ung thư.
Cách phòng bệnh viêm buồng trứng
Phòng bệnh viêm buồng trứng không quá khó khi chúng ta đã nắm rõ nguyên nhân gây bệnh. Chị em nên:
Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách
Hãy sử dụng nước ấm để vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt, thai sản, hậu thai sản, trước và sau khi quan hệ tình dục.
Bên cạnh đó, chị em không nên sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có tính sát khuẩn cao để vệ sinh vùng kín. Đồng thời, không tự ý thụt rửa âm đạo khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Quan hệ tình dục an toàn
Quan hệ một vợ một chồng, sử dụng bao cao su khi quan hệ, không quan hệ thô bạo … sẽ làm giảm tối đa nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa cũng như các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, từ đó đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh viêm buồng trứng.
Không quan hệ tình dục khi tuổi đời còn quá trẻ
Tuổi đời còn quá trẻ, khi bộ phận sinh dục chưa phát triển hoàn thiện, việc quan hệ tình dục rất dễ gây tổn thương và viêm nhiễm.
Không lạm dụng các loại thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai gây rối loạn rụng trứng, không tốt cho sức khỏe. Hãy nhờ bác sĩ tư vấn những biện pháp tránh thai an toàn thay vì sử dụng thuốc tránh thai.
Giữ tâm lý thoải mái, ăn uống khoa học, tập thể dục thể thao mỗi ngày
Tâm lý thoải mái, tinh thần lạc quan, cộng với chế độ ăn uống và luyện tập thể dục thể thao một cách khoa học giúp nâng cao sức đề kháng và khả năng phòng chống bệnh tật.
Khám phụ khoa định kỳ
Đi khám phụ khoa định kỳ để biết chắc chắn tình trạng sức khỏe của bản thân và phát hiện các triệu chứng sớm của bệnh viêm nhiễm phụ khoa để điều trị kịp thời. Thời gian khám phụ khoa định kỳ thường từ 3 – 6 tháng/ lần.
BÀI VIẾT XEM THÊM:
Chúng tôi hi vọng những thông tin tổng quan về bệnh viêm buồng trứng trong bài viết trên đây sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn miễn phí.