Sđtbanner leftChat zaloMessengerBanner topbanner-uudai
Hỏi bác sĩHotline

Máu báo thai xuất hiện khi nào có màu gì? Khác kinh nguyệt không?

March 13, 2020
Cẩm nang sức khỏe

Máu báo thai là gì, máu báo thai xuất hiện khi nào có màu gì và cách nhận biết máu báo thai và máu kinh nguyệt so sánh sự khác nhau để phân biệt rõ ràng. Đây là những băn khoăn của rất nhiều chị em phụ nữ. Theo các chuyên gia, khá nhiều nữ giới mang thai lần đầu bị nhầm lẫn máu báo có thai là máu kinh nguyệt, dẫn đến việc bản thân không có sự chủ động trước, ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như công việc. Để vấn đề này không còn là nỗi lo lắng, thắc mắc của chị em, Blog tư vấn sức khỏe Chao Bacsi mời bạn đọc cùng theo dõi thông tin bài viết dưới đây.

Máu báo thai là gì

Máu báo thai là gì?

Máu báo thai hay còn được dân gian gọi là máu “hỉ” là hiện tượng âm đạo bị chảy máu, báo hiệu nữ giới đang mang thai. Theo đó, khi tinh trùng và trứng gặp nhau, thụ tinh thành phôi thai sẽ di chuyển vào trong buồng tử cung để làm tổ. Quá trình này sẽ khiến cho niêm mạc tử cung bị tổn thương một ít và gây nên hiện tượng xuất huyết âm đạo gọi là hiện tượng ra máu báo thai.

Máu báo thai là cơ chế sinh lý bình thường của cơ thể nên nữ giới không cần phải điều trị bằng thuốc hay thực hiện bất kỳ các phương pháp can thiệp ngoại khoa nào. Tuy nhiên, nếu máu báo thai ra quá nhiều, kèm theo một số các triệu chứng bất thường như: khí hư ra nhiều, có màu sắc lạ, vùng kín ngứa ngáy, đau rát âm đạo…thì bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Trong trường hợp này, nguy cơ mắc phải một số bệnh phụ khoa là lớn hơn so với tình trạng ra máu báo thai hoặc máu báo kinh nguyệt.

>> Xem thêm: Cách tính tuổi thai chính xác

Máu báo thai xuất hiện khi nào?

Như đã nói ở trên, máu báo thai xuất hiện khi trứng được thụ tinh thành công và di chuyển vào buồng tử cung để làm tổ, phát triển thành thai nhi. Theo nghiên cứu khoa học, máu báo thai xuất hiện sau khoảng từ 7 – 14 ngày kể từ khi có quan hệ tình dục không an toàn.

Với những người có kỳ kinh ngắn và ổn định, máu báo có thai thường xuất hiện vào cuối kỳ kinh nguyệt hoặc khi chậm kinh 1 – 2 ngày. Vì vậy, nhiều chị em phụ nữ thường nhầm lẫn máu kinh nguyệt với máu báo thai, gây nên những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt và công việc.

Máu báo thai xuất hiện khi nào?

Phân biệt máu báo thai và máu kinh nguyệt

Theo các chuyên gia, những chị em thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, hoạt động đời sống tình dục của bản thân sẽ dễ dàng phân biệt được máu báo có thai và máu kinh nguyệt. Ngoài ra, dựa trên một số đặc điểm về màu sắc, tính chất và các triệu chứng đi kèm, máu báo thai và máu kinh nguyệt cũng có thể nhận biết khá đơn giản.

Máu kinh nguyệt thường có màu đỏ sậm, không đông, bao gồm máu và mảnh vụn của niêm mạc tử cung. Máu kinh thường chảy ồ ạt và kéo dài khoảng 3 – 5 ngày hoặc lâu hơn tùy cơ địa của mỗi người.

Trong khi đó, máu báo thai thường có dạng đốm nhỏ, màu phớt hồng hoặc màu nâu đỏ và không kèm theo chất dịch nhầy. Máu thường xuất hiện khi thai nhi được 3 – 4 tuần tuổi với lượng máu báo thai ở mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung lượng máu mất đi là khá ít và chỉ kéo dài trong vòng 1 – 2 ngày.

Nếu như máu báo kinh nguyệt thường kèm theo các triệu chứng như đau bụng dưới, đau đầu, nhức mỏi toàn thân... thì máu báo có thai lại kèm theo các triệu chứng như thèm ăn, thèm ngủ, chậm kinh… Dấu hiệu nhận biết này chỉ xuất hiện trong vài ngày rồi biến mất nên nhiều chị em bị nhầm lẫn. Trong trường hợp âm đạo xuất huyết máu tươi, kèm theo dấu hiệu đau bụng, sổ cao, nữ giới hãy đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Nguy cơ bị sảy thai, thai ngoài tử cung lúc này là rất lớn.

Từ những chia sẻ của các chuyên gia trên đây, bạn đọc có thể phân biệt khái quát hai loại máu báo có thai và máu báo kinh nguyệt dựa trên các đặc điểm như sau:

Cách nhận biết máu báo thai và máu kinh nguyệt
Cách so sánh máu báo thai và máu kinh nguyệt

• Máu báo kinh nguyệt:

- Màu sắc: Có màu đỏ sậm.

- Thời điểm xuất hiện: Khi đến kỳ kinh nguyệt (chu kỳ kinh nguyệt trung bình từ 27 – 32 ngày).

- Triệu chứng kèm theo: Đau bụng dưới, đau tức ngực, mệt mỏi, khó chịu, cáu gắt trong 1 – 2 ngày đầu.

- Thời gian kéo dài: Thời gian hành kinh trung bình từ 3 – 5 ngày hoặc nhiều hơn, tùy theo cơ địa của từng người.

• Máu báo thai:

- Màu sắc: Xuất hiện từng giọt máu có màu đỏ hồng hoặc màu nâu đỏ.

- Thời điểm xuất hiện: Xuất hiện khi trứng đã được thụ tinh thành công sau khoảng từ 7 – 14 ngày kể từ thời điểm có quan hệ tình dục không an toàn.

- Triệu chứng kèm theo: Thèm ăn, thèm ngủ, đau tức ngực, chậm kinh

- Thời gian kéo dài: Thường chỉ diễn ra trong vài giờ, một số trường hợp nặng có thể kéo dài từ 1 – 2 ngày.

Nếu không thể phân biệt được máu dính trên quần lót là máu kinh nguyệt hay máu báo thai, nữ giới có thể sử dụng que thử thai hoặc đến cơ sở y tế để được kiểm tra chính xác.

Những câu hỏi thường gặp về máu báo thai

Những câu hỏi thường gặp về máu báo thai

• Máu báo có thai ra nhiều không?

Nếu như lượng máu kinh nguyệt của chị em ở mỗi đợt dao động từ 60 – 80ml và tập trung nhiều vào những ngày đầu thì lượng máu ra báo thai lại rất ít. Theo đó, máu chỉ xuất hiện một vài giọt trên quần lót với lượng máu đều nhau ở mỗi ngày.

• Máu báo thai ra khoảng bao nhiêu ngày?

Máu báo thai thường chỉ xuất hiện trong vòng vài giờ hoặc kéo dài từ 1 – 2 ngày.

• Máu báo thai có màu gì?

Máu báo thai thường có màu đỏ đậm, màu nâu hoặc hồng nhạt, gồm các đốm nhỏ, không có dịch nhầy.

• Máu báo thai có mùi không, có tanh không?

Máu báo thai không có mùi. Nếu có mùi, nhiều khả năng nữ giới đang mắc phải các căn bệnh phụ khoa nguy hiểm, cần đi thăm khám sớm.

• Máu báo thai ra có đau bụng không?

Thông thường, máu báo thai ít khi gây đau bụng cho nữ giới. Nếu có, đây chỉ là những cơn đau bụng lâm râm và biến mất trong thời gian ngắn.

Máu báo thai ra nhiều không?

• Máu báo thai ra bao nhiêu ml?

Trung bình, ở mỗi kỳ kinh nguyệt, nữ giới sẽ mất khoảng 60 – 80ml máu. Với máu báo thai, lượng máu ra rất ít, chỉ nhỏ một vài giọt trên quần lót nên không đáng kể.

• Máu báo thai ra nhiều như máu kinh không?

Như đã nói ở trên, máu báo thai ra rất ít, chỉ nhỏ vài giọt trên quần lót trong khoảng 1 – 2 ngày. Trong khi đó, máu kinh ra nhiều, trung bình từ 60 – 80ml mỗi đợt và kéo dài từ 3 – 5 ngày. Vì vậy, máu kinh ra nhiều hơn rất nhiều so với máu báo có thai.

• Ra máu báo thai thử que được chưa?

Khi thấy hiện tượng chảy máu âm đạo khá giống với với đặc điểm của máu báo thai, nhiều chị em cảm thấy hồi hộp, lo lắng và muốn dùng que thử thai để kiểm tra. Các chuyên gia khuyên nữ giới lúc này nên bình tĩnh, nếu sắp đến chu kỳ kinh nguyệt thì cần đợi thêm một vài ngày. Sau 3 – 5 ngày nếu thấy trễ kinh, bạn có thể dùng que thử để biết mình có đang mang thai hay không.

• Ra máu báo thử thai 1 vạch?

Nhiều chị em sau khi thấy trên trên quần lót của mình xuất hiện một vài đốm máu nhỏ liền dùng que thử thai để kiểm tra. Tuy nhiên, ra máu báo thử thai 1 vạch khiến nhiều chị em thắc mắc. Trong trường hợp này, có thể giải thích theo 2 kết quả sau:

- Trường hợp 1: Do thử thai quá sớm khiến kết quả thử thai không chính xác.

- Trường hợp 2: Hiện tượng ra máu trên không phải là máu báo thai mà có thể chỉ là máu do rối loạn kinh nguyệt.

• Máu báo thai có ra kèm dịch nhầy không?

Máu báo thai không có dịch nhầy. Nếu chảy máu âm đạo kèm theo dịch nhầy, đây có thể là máu kinh nguyệt hoặc là dấu hiệu của một số bệnh lý phụ khoa. Vì vậy, chị em cần hết sức lưu ý.

Ra máu báo thai nên làm gì?

Máu báo thai xuất hiện cần phải làm gì?

Các chuyên gia phòng khám sản phụ khoa cho biết, khi âm đạo bị chảy máu bất thường nghi là máu báo thai, nữ giới nên chú ý theo dõi và dùng băng vệ sinh để kiểm tra màu sắc và tính chất của máu. Nếu chậm kinh khoảng 3 – 5 ngày, chị em có thể mua que thử thai và kiểm tra tại nhà.

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân khiến âm đạo bị chảy máu. Vì vậy, nếu không có các đặc điểm của hiện tượng ra máu báo thai, chị em cần lưu ý vì có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm sau đây:

- Dấu hiệu sảy thai, động thai: Chảy máu âm đạo nhiều, kèm theo tình trạng sốt cao, đau bụng dưới dữ dội.

- Mang thai ngoài tử cung: Thường xuyên ra máu âm đạo kèm theo tình trạng chuột rút, đau một bên vùng bụng.

- Mắc một số bệnh phụ khoa: Chảy máu âm đạo, đau rát âm đạo, ngứa ngáy âm đạo, khí hư bất thường…

Vì vậy, khi thấy chảy máu âm đạo, nữ giới tuyệt đối không được chủ quan, nên chú ý quan sát và đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời khi thấy các triệu chứng bất thường, tránh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, máu báo thai cũng không phải là dấu hiệu mang thai chính xác 100%, do đó nếu muốn chính xác bản thân có mang thai hay không, nữ giới nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.

BÀI VIẾT XEM THÊM:

Lịch khám thai định kỳ

Khám thai ở đâu tốt Hà Nội

Khám sức khỏe tổng quát ở đâu

Địa chỉ phá thai an toàn ở Hà Nội

Hi vọng với những giải đáp về các thắc mắc xung quanh hiện tượng ra máu báo thai đã giúp chị em có được những kiến thức hữu ích cho bản thân, chủ động hơn trong cuộc sống. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần tham vấn chuyên gia sức khỏe, bạn đọc đừng ngần ngại liên hệ qua hotline để nhận được sự trợ giúp nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.

Tư vấn bác sĩ
Bác sĩ Lương Thị Phương Nam

Bác sĩ Lương Thị Phương Nam là bác sĩ chuyên khoa I về lĩnh vực Sản phụ khoa, các bệnh xã hội và kế hoạch hóa gia đình. Bác sĩ là người có kinh nghiệm lâu năm trong việc khám chữa các bệnh phụ khoa nữ, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, có chuyên môn cao trong việc đình chỉ thai nghén và tư vấn sức khỏe giới tính, kiến thức mang thai an toàn cho các chị em. Sau nhiều năm công tác, bác sĩ đã đạt được rất nhiều thành tích trong lĩnh vực y khoa như:

- Thành viên chính thức của Hội ngoại khoa Việt Nam (1998).

- Thành viên của Ban thư ký diễn đàn y học Việt Nam.

- Từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các phòng khám, bệnh viện như Phó khoa, Trưởng khoa Sản phụ khoa.

Bác sĩ Lương Thị Phương Nam sẽ đồng hành cùng ChaoBacsi tham vấn y khoa và cung cấp, chia sẻ những thông tin về sức khỏe chính xác cho mọi người.

Bài viết cùng chuyên mục

Nhập số điện thoại để được bác sĩ tư vấn miễn phí

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Mọi thông tin chia sẻ trên website chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hay điều trị.
© 2019 Bản quyền thuộc về Chao Bacsi

DMCA.com Protection Status